Thời buổi bận rộn, đa số các cô đều ra quầy bánh kẹo mua đại chai rượu,
hộp mứt sặc sỡ, đôi ba cặp bánh chưng, rồi có khi còn chất thêm một cây
giò nữa cho bề thế. Vậy là xong nghĩa vụ, sau đó có thể yên tâm làm
những việc khác.
Nào là cây quất cành đào, nào là dọn dẹp nhà cửa mua thực phẩm dự trữ, rồi thì sắm quần áo mới cho cả nhà.... Nhìn chung các cô cũng không để ý xem bố mẹ chồng xử lý món quà Tết của mình ra sao nữa.
Còn bố mẹ chồng thì thế nào nhỉ. Họ vui vẻ tiếp nhận món quà của con dâu nhưng thường kèm theo tiếng chép miệng: "Sao con mua làm gì lãng phí thế, bố mẹ làm sao dùng hết"
Ngày xưa rất có thể đây là những lời lẽ khách sáo khi người ta nhận được quà cáp còn bây giờ thì rất nhiều khả năng đấy là những lời nói thật. Chúng bộc lộ một nỗi sợ thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến ở những thành phố lớn.
Thường thì các cụ đều tuổi cao, không huyết áp thì cũng tiểu đường, nhẹ thì cũng dạ dày dạ mỏng. Nhìn thấy bánh mứt là hãi rồi, nhất là thứ bánh mứt gia công không rõ nguồn gốc. Bánh chưng, giò nạc cũng hãi chả kém. Đổ đi thì tiếc mà có cho thì cũng chẳng ai muốn nhận. Cố ăn cho hết thì không đầy bụng cũng nhức răng.
Vậy là mấy đồ thực phẩm nội kia bắt đầu bị một số chị em coi thường. Có cô con dâu chỉ mua một chai rượu tây đắt tiền gửi về quê cho các cụ. Nhìn nhãn mác là biết các cụ có đẳng cấp rồi, đánh bật mấy túi quà lòe xòe của mấy cô con dâu còn lại.
Thế nhưng năm sau, sáu năm sau dọn tủ bố mẹ chồng cô mới vỡ lẽ những chai rượu xịn kia vẫn nằm nguyên trong tủ, thậm chí có chai vỏ đã hơi mốc.
Hỏi ra mới biết hai cụ thấy đắt quá nên tiếc rẻ không dám mở. Hỏi: "Sao bố mẹ không làm quà biếu ai đó chứ để thế này phí hoài quá" thì các cụ bảo: "Bố mẹ già rồi có quan hệ gì to tát đâu mà phải biếu xén". "Thế để hôm nào con bán đi cho các cụ tiêu". "Ấy chết, ai lại đi bán quà mừng của các con bao giờ".
Thế là từ đó trở đi, cô không bao giờ biếu rượu đắt nữa. Cô chỉ mua hộp bánh nhỏ đặt lên bàn thờ, còn lại nhắm xem có loại thực phẩm gì tươi ngon mua cho ông bà dùng dần: vài cân cam canh, chai nước mắm Phan Thiết, bánh nhạt dành cho người ăn kiêng...
Cũng chỉ chừng ấy tiền thôi nhưng rõ ràng là rất thiết thực, các cụ có thể dùng cho tới tận ra giêng, đã thế chồng cô thỉnh thoảng được bà gật gù khen: "Con vợ mày sành, mua cái gì cũng ngon, đúng là con gái thành phố có khác".
Không ít nàng dâu bận rộn bây giờ quyết định quà Tết cho cha mẹ chồng bằng một cái... phong bì. Quả là rất tiện, ông bà muốn mua cái gì cũng được, không thích mua sắm gì thì cất đi. Thế nhưng có cô đưa phong bì hôm trước thì sáng hôm sau bà lại lò dò mang lên trả. Hoàn toàn không phải bà mẹ chồng ghét bỏ gì con đâu, chẳng qua là thấy ngại. Bà nghĩ thầm "hay là nó trả công mình trông con cho nó", với lại ông bà cũng chưa đến mức thiếu thốn, nhận tiền của con thấy không thoải mái, ngoài ra cảm thấy vị thế của mình bị thay đổi.
Thế đấy, quà Tết cho bố mẹ chồng chẳng đơn giản tẹo nào. Có cô con dâu phải mất tới năm sáu năm mới hiểu sở thích thực sự của cha mẹ chồng. Hồi đầu thì cũng rượu bánh như mọi người, về sau cô phát hiện cha chồng rất thích bày biện ngày Tết. Có cái gì đèm đẹp là bầy lên nóc tủ ly. Thế là cô bỏ thêm 10.000 đồng thuê đóng túi quà vào chiếc giỏ thắt nơ xinh xắn. Từ năm đó trở đi, gói quà Tết của cô năm nào cũng được bày vào vị trí trịnh trọng nhất.
Đấy, chỉ có một mẹo đơn giản thế mà phải mất mấy năm trời mới nghĩ ra. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, các cô con dâu cứ phải thăm dò cho kỹ lưỡng khi mua quà Tết cho nhà chồng. Mà nhiều khi không nhất thiết cứ phải chi thật nhiều tiền mới được lòng các cụ.
Có một cô phóng viên trẻ đã dành cho nhà chồng một món quà thực sự bất ngờ. Trước Tết cô viết một bài báo với tiêu đề Về quê chồng ăn tết hồi năm ngoái. Tất nhiên toàn là những kỷ niệm đẹp đẽ không thể phai nhòa, tên của cha mẹ chồng cũng như rất nhiều bà con, cô dì, chú bác đều có trong bài viết. Vậy là gói quà Tết của cô năm nay có thêm tờ báo. Có thể khẳng định là hai ông bà cứ sướng lâng lâng đến tận Tết sang năm. Cô phóng viên trẻ kia coi như đã làm một cú ghi bàn ngoạn mục, mà có phải lao tâm khổ tứ gì đâu. Chỉ là ghi lại kỷ niệm của một chuyến đi mà thôi.
Cũng có người cho rằng muôn đời nay quà Tết thường là rượu mứt bánh kẹo rồi, thay đổi chẳng dễ. Đương nhiên là cũng có rất nhiều ông bố bà mẹ vẫn vui vẻ khi các con chúc Tết rượu mứt, thậm chí bất cứ cái gì các con cho họ đều quý hóa.
Có điều chúng ta nên mua những đồ này tại những cơ sở sản xuất có uy tín lâu năm, chớ ham màu mè hình thức mà vớ phải hàng kém chất lượng. Vì sức khỏe và niềm vui của người cao tuổi, chúng ta nên động não tí chút trước khi mua quà Tết cho các cụ.
Nào là cây quất cành đào, nào là dọn dẹp nhà cửa mua thực phẩm dự trữ, rồi thì sắm quần áo mới cho cả nhà.... Nhìn chung các cô cũng không để ý xem bố mẹ chồng xử lý món quà Tết của mình ra sao nữa.
Còn bố mẹ chồng thì thế nào nhỉ. Họ vui vẻ tiếp nhận món quà của con dâu nhưng thường kèm theo tiếng chép miệng: "Sao con mua làm gì lãng phí thế, bố mẹ làm sao dùng hết"
Ngày xưa rất có thể đây là những lời lẽ khách sáo khi người ta nhận được quà cáp còn bây giờ thì rất nhiều khả năng đấy là những lời nói thật. Chúng bộc lộ một nỗi sợ thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến ở những thành phố lớn.
Thường thì các cụ đều tuổi cao, không huyết áp thì cũng tiểu đường, nhẹ thì cũng dạ dày dạ mỏng. Nhìn thấy bánh mứt là hãi rồi, nhất là thứ bánh mứt gia công không rõ nguồn gốc. Bánh chưng, giò nạc cũng hãi chả kém. Đổ đi thì tiếc mà có cho thì cũng chẳng ai muốn nhận. Cố ăn cho hết thì không đầy bụng cũng nhức răng.
Vậy là mấy đồ thực phẩm nội kia bắt đầu bị một số chị em coi thường. Có cô con dâu chỉ mua một chai rượu tây đắt tiền gửi về quê cho các cụ. Nhìn nhãn mác là biết các cụ có đẳng cấp rồi, đánh bật mấy túi quà lòe xòe của mấy cô con dâu còn lại.
Thế nhưng năm sau, sáu năm sau dọn tủ bố mẹ chồng cô mới vỡ lẽ những chai rượu xịn kia vẫn nằm nguyên trong tủ, thậm chí có chai vỏ đã hơi mốc.
Hỏi ra mới biết hai cụ thấy đắt quá nên tiếc rẻ không dám mở. Hỏi: "Sao bố mẹ không làm quà biếu ai đó chứ để thế này phí hoài quá" thì các cụ bảo: "Bố mẹ già rồi có quan hệ gì to tát đâu mà phải biếu xén". "Thế để hôm nào con bán đi cho các cụ tiêu". "Ấy chết, ai lại đi bán quà mừng của các con bao giờ".
Thế là từ đó trở đi, cô không bao giờ biếu rượu đắt nữa. Cô chỉ mua hộp bánh nhỏ đặt lên bàn thờ, còn lại nhắm xem có loại thực phẩm gì tươi ngon mua cho ông bà dùng dần: vài cân cam canh, chai nước mắm Phan Thiết, bánh nhạt dành cho người ăn kiêng...
Cũng chỉ chừng ấy tiền thôi nhưng rõ ràng là rất thiết thực, các cụ có thể dùng cho tới tận ra giêng, đã thế chồng cô thỉnh thoảng được bà gật gù khen: "Con vợ mày sành, mua cái gì cũng ngon, đúng là con gái thành phố có khác".
Không ít nàng dâu bận rộn bây giờ quyết định quà Tết cho cha mẹ chồng bằng một cái... phong bì. Quả là rất tiện, ông bà muốn mua cái gì cũng được, không thích mua sắm gì thì cất đi. Thế nhưng có cô đưa phong bì hôm trước thì sáng hôm sau bà lại lò dò mang lên trả. Hoàn toàn không phải bà mẹ chồng ghét bỏ gì con đâu, chẳng qua là thấy ngại. Bà nghĩ thầm "hay là nó trả công mình trông con cho nó", với lại ông bà cũng chưa đến mức thiếu thốn, nhận tiền của con thấy không thoải mái, ngoài ra cảm thấy vị thế của mình bị thay đổi.
Thế đấy, quà Tết cho bố mẹ chồng chẳng đơn giản tẹo nào. Có cô con dâu phải mất tới năm sáu năm mới hiểu sở thích thực sự của cha mẹ chồng. Hồi đầu thì cũng rượu bánh như mọi người, về sau cô phát hiện cha chồng rất thích bày biện ngày Tết. Có cái gì đèm đẹp là bầy lên nóc tủ ly. Thế là cô bỏ thêm 10.000 đồng thuê đóng túi quà vào chiếc giỏ thắt nơ xinh xắn. Từ năm đó trở đi, gói quà Tết của cô năm nào cũng được bày vào vị trí trịnh trọng nhất.
Đấy, chỉ có một mẹo đơn giản thế mà phải mất mấy năm trời mới nghĩ ra. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, các cô con dâu cứ phải thăm dò cho kỹ lưỡng khi mua quà Tết cho nhà chồng. Mà nhiều khi không nhất thiết cứ phải chi thật nhiều tiền mới được lòng các cụ.
Có một cô phóng viên trẻ đã dành cho nhà chồng một món quà thực sự bất ngờ. Trước Tết cô viết một bài báo với tiêu đề Về quê chồng ăn tết hồi năm ngoái. Tất nhiên toàn là những kỷ niệm đẹp đẽ không thể phai nhòa, tên của cha mẹ chồng cũng như rất nhiều bà con, cô dì, chú bác đều có trong bài viết. Vậy là gói quà Tết của cô năm nay có thêm tờ báo. Có thể khẳng định là hai ông bà cứ sướng lâng lâng đến tận Tết sang năm. Cô phóng viên trẻ kia coi như đã làm một cú ghi bàn ngoạn mục, mà có phải lao tâm khổ tứ gì đâu. Chỉ là ghi lại kỷ niệm của một chuyến đi mà thôi.
Cũng có người cho rằng muôn đời nay quà Tết thường là rượu mứt bánh kẹo rồi, thay đổi chẳng dễ. Đương nhiên là cũng có rất nhiều ông bố bà mẹ vẫn vui vẻ khi các con chúc Tết rượu mứt, thậm chí bất cứ cái gì các con cho họ đều quý hóa.
Có điều chúng ta nên mua những đồ này tại những cơ sở sản xuất có uy tín lâu năm, chớ ham màu mè hình thức mà vớ phải hàng kém chất lượng. Vì sức khỏe và niềm vui của người cao tuổi, chúng ta nên động não tí chút trước khi mua quà Tết cho các cụ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét