Từ
xa xưa, người Việt Nam đã biết sử dụng mây, tre làm nhà để ở, làm công
cụ lao động, làm những chiếc thuyền nan, thuyền thúng vượt biển, những
mảnh bè vượt sông... mây, tre còn được sử dụng để làm các vật dụng trong
gia đình, làm đồ lưu niệm, nhạc cụ... và ngày nay còn trở thành sản
phẩm xuất khẩu có giá trị.
Trên
cả nước không ở đâu có nghề mây tre đan phát triển mạnh như Hà Tây (
cũ). Mười tám làng nghề truyền thống mây, tre, giang đan, với nhiều cái
tên quen thuộc như Phú Vinh, Trường Yên, Ninh Sở, Bình Phú… góp phần
làm rạng danh nghề thủ công truyền thống này của Việt Nam. Ở huyện
Chương Mỹ có làng Phú Vinh nổi tiếng về nghề mây từ lâu đời. Nhân dân
ta xưa nay đều coi đất Phú Vinh là "xứ Mây", là quê hương của mây đan
với những sản phẩm mỹ nghệ bằng mây đạt tới tỉnh cao nghệ thuật tạo hình
dân gian của Việt Nam. Người Phú Vinh cha truyền con nối, đến nay đã
sáng tạo được 180 mẫu hàng, xuất khẩu là chủ yếu gồm đủ mọi thứ: đĩa
mây, lẵng mây, làn mây, chậu mây, bát mây...
*
Đĩa mây: gồm đĩa tròn, đĩa bát giác, đĩa rua miệng, đĩa vuông, đĩa chữ
nhật, đĩa bán nguyệt, đĩa vỏ dưa, đĩa hoa muống, đĩa lót tròn...
* Bát mây: có bát răng cưa, bát rua miệng, bát trơn mộc, bát đáy dày...
* Chậu mây: có chậu đứng cong, chậu thắt suốt, chậu thau...
* Lẵng mây: lẵng xách tay, lẵng bán nguyệt, lẵng quai chai...
* Làn mây: làn viên trụ, làn chữ nhật, làn kép, làn đơn...
Để
hiểu rõ những kỳ công của quá trình làm ra sản phẩm mây đan, chúng ta
hãy tìm hiểu về cây mây, kỹ thuật chế biến mây và bàn tay tài khéo của
người thợ thủ công mà tiêu biểu là người thợ mây Phú Vinh. Cây mây lớn
rất chậm, mỗi năm nó chỉ dài thêm ra được 1 mét, khi dài tới 5 mét thì
phải thu hoạch. Cây mây non hoặc già quá chất lượng đều kém. Muốn cây
mây thẳng, khi trồng phải đặt rễ mây cho thẳng. Rễ dài đến đâu cũng phải
đào hố trồng sâu đến đấy để đặt rễ cho thẳng.Kinh nghiệm cho thấy, khi
đặt rễ thẳng như thế, dù cây mây có leo, có cuốn xoắn vào cây khác thì
khi chẻ sợi mây cũng cứ thẳng, không bị vặn.sự cẩn thận, cầu kỳ từ khâu
chọn nguyên liệu. Đối với mặt hàng này nguyên liệu chính là cây song,
cây mây. Cây mây phải chọn cây có gióng đều, thông thường phải đạt độ
dài năm mét, khi chẻ và đan mới dễ dàng. Tuy nhiên, cây mây lớn rất
chậm, mỗi năm chỉ dài được một mét. Như vậy, mỗi cây mây từ ngày trồng
đến ngày thu hoạch phải mất tới năm năm. Cây mây non hay già thì chất
lượng đều kém. Cây non quá, sản phẩm dễ bị mốc, khi chẻ mây dễ bị ọp còn
cây già quá khi chẻ dễ bị xơ, đan sẽ không đẹp.
Mây
và tre đều là loại cây có chất đường nên dễ bị mọt ăn, chính vì vậy
khâu xử lý nguyên liệu cũng hết sức quan trọng. Mây tre mua về sau khi
lựa chọn được đem đi sấy. Ở làng nghề, dân làng sử dụng phương pháp thủ
công sấy mây tre trong lò kín, phương pháp này giúp loại bỏ lượng đường
trong nguyên liệu, sản phẩm không bị mối mọt mà lại có độ bền chắc. Khi
sấy, khói nhiều quá hay ít quá mây cũng bị đỏ, nếu làm đúng kỹ thuật mây
tre được sấy sẽ có độ trắng sáng đẹp mắt.
Sau
đó, mây sẽ được đem ra chẻ thành các nan mỏng. Chẻ nan mây là một kỹ
thuật khó, đòi hỏi người thợ có tay nghề cao. Tùy theo từng sản phẩm mà
người thợ có cách chẻ nan riêng, sợi nan lúc thì chẻ thành từng ống
tròn, lúc chẻ thành bẩy hoặc chín nan mỏng.
Đối
với kỹ thuật chẻ nhiều nan mỏng đều tay thì phải người thợ có kinh
nghiệm mới làm được. Thân cây mây là thân tròn, phía bên trong lại có
lõi nên chẻ không khéo sẽ bị lạng chỗ dầy, chỗ mỏng. Với cách chẻ lột,
người thợ sẽ có cách lấy được cả phần cật và lõi của cây mây.
Người
thợ khi làm phải bảo vệ ngón tay cái và ngón trỏ bằng vải bọc vì sợi
mây tuy mềm mại nhưng sau khi chẻ nhỏ lại có cạnh rất sắc.
Sau
công đoạn chẻ, các nan được đem chuốt để có những sợi mây mượt mà,
phẳng bóng. Bàn chuốt được người làng nghề tự tạo nên hết sức đơn giản,
chỉ bao gồm một tấm sắt tây, đục nhiều lỗ kích thước khác nhau được kẹp
bằng bốn đoạn tre.
Mây
sau khi chuốt được phơi ngoài nắng cho thật khô, để nước trong sợi mây
thoát hết ra ngoài. Nan mây chưa khô tới thì nước da bị úa, mà khô kiệt
quá thì nước da mất vẻ óng mềm. Do đó, phơi sấy mây đòi hỏi phải đúng kỹ
thuật, không thể sao nhãng và phải liên tục săn sóc.
Mây
phơi khô lại tiếp tục được nhúng vào nước rồi đem đi sấy thêm một lần
nữa. Mục đích của việc nhúng nước này là làm cho sợi mây có độ dẻo, tiếp
tục cho vào sấy sẽ khiến sợi mây dẻo và mềm hơn. Để cho sản phẩm có độ
đa dạng về mầu sắc, người làng nghề Phú Vinh còn có bí quyết tạo mầu
riêng. Các nan mây sau khi chẻ, phơi khô, sấy sẽ được nhúng vào các chậu
lá cây sòi băm nhỏ đã được nấu sôi. Sợi nan được nhúng vào nước khoảng
15-20 lần sau đó phơi trong nắng cho khô. Các nan nhúng nước sồi sẽ có
mầu vàng đều. Muốn mầu đen óng ả, các nan mây được đem ngâm bùn ao từ ba
đến năm ngày.
Đây
là cách tạo mầu hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất giúp cho sản phẩm
mây tre đan của Phú Vinh luôn là những sản phẩm thân thiện với môi
trường, không gây hại cho sức khỏe người sử dụng và có độ bền mầu cao
tới 30-40 năm.
Nói
tóm lại mỗi nghề lại có một kĩ thuật làm riêng mà không nghề nào giống
nghề nào. Cũng như vậy nghề đan cũng có khuôn mực của nó. Ấy là phương
pháp và nguyên tắc kỹ thuật đan, cài. Dù là thợ hay nghệ nhân, không ai
có thể vượt ra ngoài khuôn mực ấy. Chẳng hạn khi đan cái dần, cái sàng,
cái thúng, cái nia bằng tre, đã đan long mốt thì chỉ được bắt nan long mốt, đan long đôi chỉ được bắt đều long đôi. Nếu bắt sang long ba, long
tư là lỗi ngay. Trong nghề đan mây cũng thế, khi đan chân dung, đã bắt 5
thì phải đè 5 - bắt 6 hoặc 4 đều lỗi... chính từ bí mật của kỹ thuật
này sau những suy nghĩ tìm tòi và thử nghiệm công phu trong lĩnh vực tạo
kiểu dáng mà hàng loạt mẫu hàng mới khác chưa phải đã là những sáng tạo
cuối cùng của nghề mây tre đan Phú Nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét