Không
biết nghề thêu có từ bao giờ, chỉ biết rằng năm 40 sau Công nguyên
trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lá cờ thêu 6 chữ vàng “ trả thù nhà, đền nợ nước”
tung bay đã làm quân thù hồn xiêu phách lạc. Nghề thêu cho đến nay vẫn
chỉ được coi là một nghề phụ, một công việc nội trợ của người phụ nữ
Việt Nam. Về bản chất nghệ thuật thêu tay là vô cùng tinh tế.
Ông
tổ của nghề là Lê Công Hành (1606-1661). Ông có tên là thật là Trần
Quốc Khái, vốn dòng họ Mạc, đỗ tiến sĩ vào đời Lê Chân Tông, là viên
quan thượng thư triều Lê, cũng là người trong làng. Sau khi kháng chiến
chống quân Minh thắng lợi, ông được vua Lê Thái Tổ cử làm người dẫn đầu
sứ đoàn sang Trung Quốc. Trong thời gian này, ông học được cách làm lọng
và nghề thêu truyền thống rất đặc sắc của Trung Hoa. Sau khi về nước,
ông đã đem những kiến thức mình học được dạy cho dân làng Quất Động về
cách làm lọng, thêu thùa, pha từng đường kim mũi chỉ theo cách của người
Bắc Kinh.Hằng năm, ngày 12 tháng 6 âm lịch, dân làng 5 xã lại tổ chức
lễ tế tổ trưởng để tưởng nhớ công đức của ông.
Hơn
300 năm qua, nghề thêu đã phát triển rộng khắp với sức sống mãnh liệt,
người làm nghề đã kéo nhau lập thành những phố nghề. Giờ đây đến Quất
Động - quê hương của nghề thêu truyền thống với hàng trăm cơ sở tư nhân,
quy mô từ vài chục đến hàng trăm cây kim. Người thợ thêu Quất Động
không chỉ là những người thợ cần cù, tỉ mỉ mà họ còn là những người nghệ
sỹ thực sự. Ngoài nghề thêu tay, làng Quất Động và những làng lân cận
vẫn còn giữ cả nghề thêu ren.
Ban
đầu, làng thêu chủ yếu phục vụ cung đình và các nhà quyền quý, đền chùa
và phường tuồng. Kỹ thuật thêu cũng đơn giản, dùng năm màu chỉ: vàng,
đỏ, tím, xanh, lục. Các loại hình thêu và kỹ thuật thêu lúc này còn thô
sơ, đơn giản, chủ yếu là câu đối, trướng, nghi môn treo ở đình chùa.
Theo thời gian, nghề thêu càng phát triển và kỹ thuật thêu càng tinh tế,
khéo léo hơn với thêu trắng, thêu màu nổi, thêu cuốn và thêu kim tuyến.
Các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa như thêu long phụng, uyên ương hồ
điệp... đã được đông đảo các tầng lớp quí tộc vua quan ưa chuộng. Không
những thế, chúng còn theo chân các lái buôn sang biên giới các nước
láng giềng như Lào, Thái Lan… như một sứ giả của văn hóa Việt Nam tại
đất bạn.
Người
thợ thêu Quất Động không chỉ là những người thợ cần cù, tỉ mỉ mà họ còn
là những người nghệ sỹ thực sự. Công cụ dùng trong nghề thêu khá đơn
giản. Các thợ thêu chỉ sử dụng một số thứ vật liệu ở mức tối thiểu:
- Kim thêu
- Khung thêu các cỡ, kiểu tròn và kiểu chữ nhật
- Kéo, thước, bút lông, phấn mỡ
- Chỉ thêu các màu
- Vải thêu (vải trắng, sa tanh, lụa...)
Các
nhóm hàng truyền thống như: câu đối, nghi môn, tàn lọng, cờ, biển,
trướng, các loại trang phục sân khấu cổ truyền, các đồ gia dụng như
chăn, ga, gối, nệm, khăn trải bàn, khăn ăn… đến các sản phẩm cao cấp như
áo thêu, tranh thêu… những sản phẩm của Quất Động đều chứa chan tinh
túy đất Việt, tạo nên vẻ đẹp thuần khiết, tinh tế mà hiện đại thu hút
rất nhiều khách hàng gần xa. Với đôi bàn tay khéo léo và bộ óc sáng tạo
của người thợ thêu, người Quất Động đã làm ra nhiều sản phẩm, từ các mẫu
truyền thống đến các mẫu hiện đại. Hàng thêu Quất Động đã từng nổi
tiếng trong lịch sử dân tộc, hiện nay vẫn chiếm được cảm tình và tín
nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước. Chỉ bằng những đường chỉ thêu
mà họ đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo vừa mang tính dân tộc
vừa mang tính hiện đại
Lúc
đầu, kĩ thuật thêu cũng đơn giản, màu sắc cũng chỉ mới có năm màu
vàng, đỏ, xanh, tím, lục. Sau này, hàng thêu có thêm nhiều nguyên liệu
mới như vải sa tanh, lụa; chỉ thêu cũng có nhiều màu và kĩ thuật thêu
cũng tinh tế, khéo léo hơn.
Người thợ thêu vùng Quất Động giống như những hoạ sĩ dân gian khéo tay, tinh mắt. Bằng cây kim và những sợi chỉ màu, họ đã tạo nên những bức tranh tinh xảo hoà hợp màu sắc trên nền lụa. Từ những đường phấn vẽ phác mờ trên nền lụa, người thợ thêu Quất Động khéo léo đi từng đường kim mũi chỉ tạo dần nên hình ảnh cỏ cây, hoa lá, chim muông, mây nước mềm mại, tươi tắn như bức tranh sống động nhiều màu sắc. Đặc biệt, để bức tranh thêu có màu sắc đẹp, người thợ thêu thợ đòi hỏi phải nắm vững kĩ thuật phối màu dựa trên việc chọn lựa màu chỉ thêu cho phù hợp.
Tranh thêu tay nghệ thuật truyền thống vùng Quất Động ngày nay có nhiều chủ đề khác nhau như: tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh, tranh chân dung... Đặc biệt, những bức tranh thêu phong cảnh của Quất Động thường mang đậm phong cách nghệ thuật Á Đông. Đó là những motip nghệ thuật mang tính khuôn mẫu, nặng tính triết lí. Chẳng hạn như bức "tùng hạc" thể hiện tinh thần thanh tao cứng cáp của người quân tử theo quan niệm của Nho giáo. Bức "uyên ương trong đầm sen" với màu sắc tinh tế phản ánh sự nồng ấm của hạnh phúc. Bức "công trúc" lại khai thác hình tượng chim công sắc màu rực rỡ, múa bên khóm trúc vàng óng thật đẹp mắt. Nói chung, tranh Quất Động khai thác khá mạnh mảng đề tài mang tính cổ điển và ước lệ này, ví dụ như tranh về chim công, hoa phù dung, trúc - hạc, sen - vịt, tùng - hạc, chim trĩ - hoa phù dung... Bên cạnh đó, tranh thêu Quất Động cũng có nhiều đề tài khác như tranh gà, tranh hổ, tranh vinh quy bái tổ, tranh tam đa (Phúc - Lộc - Thọ)...
Làng nghề thêu Quất Động đã có bốn nghệ nhân thêu được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp quốc gia. Một số mẫu tranh thêu cổ vùng Quất Động hiện đang được lưu trữ và trưng bày tại Bảng tàng Lịch sử Việt Nam.
Ngày nay, nghề làm tranh thêu tay ở Quất Động phát triển khá mạnh. Đi đến đâu trong làng cũng thấy có người làm tranh thêu, không chỉ có cụ già, thiếu nữ, mà nhiều nơi nam thanh niên cũng theo đuổi nghề này. Nhờ đó mà tranh thêu tay không chỉ ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế mà còn góp phần tôn vinh vẻ đẹp nghề truyền thống của đất nước, con người Việt Nam.
Người thợ thêu vùng Quất Động giống như những hoạ sĩ dân gian khéo tay, tinh mắt. Bằng cây kim và những sợi chỉ màu, họ đã tạo nên những bức tranh tinh xảo hoà hợp màu sắc trên nền lụa. Từ những đường phấn vẽ phác mờ trên nền lụa, người thợ thêu Quất Động khéo léo đi từng đường kim mũi chỉ tạo dần nên hình ảnh cỏ cây, hoa lá, chim muông, mây nước mềm mại, tươi tắn như bức tranh sống động nhiều màu sắc. Đặc biệt, để bức tranh thêu có màu sắc đẹp, người thợ thêu thợ đòi hỏi phải nắm vững kĩ thuật phối màu dựa trên việc chọn lựa màu chỉ thêu cho phù hợp.
Tranh thêu tay nghệ thuật truyền thống vùng Quất Động ngày nay có nhiều chủ đề khác nhau như: tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh, tranh chân dung... Đặc biệt, những bức tranh thêu phong cảnh của Quất Động thường mang đậm phong cách nghệ thuật Á Đông. Đó là những motip nghệ thuật mang tính khuôn mẫu, nặng tính triết lí. Chẳng hạn như bức "tùng hạc" thể hiện tinh thần thanh tao cứng cáp của người quân tử theo quan niệm của Nho giáo. Bức "uyên ương trong đầm sen" với màu sắc tinh tế phản ánh sự nồng ấm của hạnh phúc. Bức "công trúc" lại khai thác hình tượng chim công sắc màu rực rỡ, múa bên khóm trúc vàng óng thật đẹp mắt. Nói chung, tranh Quất Động khai thác khá mạnh mảng đề tài mang tính cổ điển và ước lệ này, ví dụ như tranh về chim công, hoa phù dung, trúc - hạc, sen - vịt, tùng - hạc, chim trĩ - hoa phù dung... Bên cạnh đó, tranh thêu Quất Động cũng có nhiều đề tài khác như tranh gà, tranh hổ, tranh vinh quy bái tổ, tranh tam đa (Phúc - Lộc - Thọ)...
Làng nghề thêu Quất Động đã có bốn nghệ nhân thêu được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp quốc gia. Một số mẫu tranh thêu cổ vùng Quất Động hiện đang được lưu trữ và trưng bày tại Bảng tàng Lịch sử Việt Nam.
Ngày nay, nghề làm tranh thêu tay ở Quất Động phát triển khá mạnh. Đi đến đâu trong làng cũng thấy có người làm tranh thêu, không chỉ có cụ già, thiếu nữ, mà nhiều nơi nam thanh niên cũng theo đuổi nghề này. Nhờ đó mà tranh thêu tay không chỉ ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế mà còn góp phần tôn vinh vẻ đẹp nghề truyền thống của đất nước, con người Việt Nam.
Ngày
nay, hòa cùng dòng chảy của thời gian, những đường kim, mũi chỉ tinh
hoa đã trở thành niềm tự hào của biết bao thế hệ dân làng Quất Động, để
làng nghề của họ đi vào ca dao:
“Hỡi cô mà thắt bao xanh
Có về Quất Động với anh thì về
Quất Động anh đã có nghề
Thêu gà thêu vịt, thêu huê trên cành
Thêu cả tranh sơn thủy hữu tình
Thêu cả tranh ảnh của mình, của ta"
Nếu có thêm một số ảnh minh họa thì sẽ thật tuyệt. Bạn viết rất cuốn hút, cảm ơn bạn nhiều.
Trả lờiXóaDạ, cháu cảm ơn chú. Rất mong chú ghé qua blog của cháu nhiều hơn và +1 cũng như có ý kiến để cháu khắc phục sửa đổi hoàn thiện hơn ạ.
Xóa