Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Tặng quà – mỗi nơi một khác

Sự thành công trong kinh doanh nhiều khi được quyết định bởi những hiểu biết của bạn về đối tác mà bạn đang quan hệ. Một trong số đó là tập quán tặng và nhận quà. Nhìn chung, các quốc gia Bắc Mỹ và Anh quốc, các doanh nghiệp thường ít làm điều này, vì họ cho rằng, có thể bị hiểu là hành vi hối lộ. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, việc tặng và nhận quà vẫn tồn tại và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, kể cả trong các hoạt động giao dịch kinh doanh. Có thể thấy điều đó ở một số nước:

Tại Trung Quốc việc tặng và nhận quà được coi là thông thường và mang tính xã giao nhằm bày tỏ lòng quý mến, nhân các ngày kỷ niệm, nhân nhận được sự giúp đỡ, hoặc mong có được giúp đỡ trong tương lai... Tuy nhiên, người Trung Quốc cũng rất cẩn trọng: Họ không tặng quà khi chưa có một lý do hợp lý, khi muốn tặng quà thông thường họ hỏi trực tiếp người nhận thích gì, đã nhận quà của ai đó họ thường tìm dịp thích hợp để tặng lại bằng một món quà khác, nhưng ít khi là tiền mặt. Người Trung Quốc coi trọng sự cân bằng và hài hoà, vì vậy họ ưa thích chọn những món quà tặng có đôi.

Tại Nhật Bản, người Nhật coi trọng việc tặng quà hơn là giá trị món quà được tặng, thông thường họ chọn thời điểm cuối buổi gặp gỡ để tặng quà. Khi tặng quà cho một cá nhân, họ thường chọn một cơ hội có tính riêng tư, họ đón nhận món quà từ người tặng bằng cả hai tay. Trước khi nhận một món quà, thông thường họ lịch sự từ chối một hoặc hai lần.

Tại Ả Rập Xê Út, người Ả Rập Xê Út không xem việc tặng quà là phổ biến, họ chỉ tặng quà cho người thật thân thiết, món quà đem tặng rất được chủ nhân quan tâm về mặt giá trị, không tặng vàng hay lụa cho nam giới, họ luôn trao hay nhận quà chỉ với tay phải và không mở quà ngay khi nhận. Người Ả Rập Xê Út rất thích tặng và nhận các loại nước hoa quý.

Trên thế giới có rất nhiều quốc gia nên văn hóa tặng quà cũng rất đa dạng. Hãy tìm hiểu kỷ khi có ý định tặng quà hay nhận quà! Trong trường hợp còn phân vân, bạn có thể tin tưởng ở sự tư vấn từ các chuyên viên của G1, chúng tôi sẳn sàng phục vụ bạn!

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Nghệ thuật tặng quà

Tặng quà, không chỉ đơn thuần là gửi tặng phẩm mà còn trao tặng lời chúc mừng mang giá trị tinh thần vào đúng dịp có ý nghĩa nhất. Lời chúc mừng hay một vật phẩm được trao một cách bất ngờ luôn đem lại thích thú và xúc động cho người nhận. Có chuyện kể rằng mẹ của nữ hoàng Anh Elizabeth II một lần vào năm 1979, ghé thăm gia đình hoàng tộc De Beauvau – Craon (Pháp) tại tòa lâu đài của họ ở Haroué gần Nancy. Khi được đưa đi thưởng ngoạn ngôi vườn trong lâu đài, bà được nghe kể câu chuyện rằng vào năm 1870, gia đình De Beauvau – Craon đã chôn một số trang sức bằng bạc trong chính ngôi vườn này khi Đức xâm lăng và bây giờ không ai biết số bạc đó nằm chính xác ở đâu. Chuyện tưởng chừng kể ra cho nghe vậy thôi nhưng chẳng ngờ không lâu sau khi mẹ nữ hoàng về nước, vợ chồng De Beauvau – Craon nhận được một hộp to gửi sang từ Luân Đôn, trong đó có chiếc máy dò kim loại!

Một chủ nhiệm bách hóa kể rằng trong đời mình, tặng phẩm gây xúc động nhất là món quà được một người bạn gửi nhân sinh nhật lần 60 của ông: bức ảnh phóng to với hình bố ông đứng trước cửa tiệm tạp hóa vào ngày khai trương cách đó nửa thế kỷ, tiệm tạp hóa mà ông đã thừa hưởng từ bố mình…
Tặng quà rõ ràng là một nghệ thuật trong hàng loạt các mối giao tiếp xã hội của cuộc sống, có thể gây xúc động hoặc cũng có thể khiến người nhận… bất mãn nếu không khéo. Tặng tiền, tuy mang tính thực tế, rất có thể khiến người nhận bị tổn thương khi không được trao một cách tế nhị. Và đối với trẻ em, sự trao tặng càng phải cân nhắc hơn bởi một tặng phẩm có thể tạo nhiều ảnh hưởng cho tâm lý đứa trẻ.
Cậu bé Albert Einstein năm tuổi một lần bị bệnh nặng, nằm liệt trên giường. Để giúp cậu thư giãn, ông bố tặng cậu cái compa nhỏ. Chính vật phẩm dường như không giá trị này đã làm Einstein rất thích thú: xoay hướng nào, kim compa cũng chỉ về hướng bắc. Từ đó, lòng say mê vật lý nảy sinh trong Einstein, cha đẻ của thuyết tương đối vào những năm sau này…
Hoa là một trong những tặng phẩm được trao nhất trong bất kỳ dịp gì. Nhưng nên cẩn thận vì “ngôn ngữ” của loài hoa khá phức tạp, rất dễ gây ngộ nhận. Hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu và kỳ vọng sự khởi đầu tốt đẹp. Hoa violet tím muốn nói rằng người nhận xin đừng bao giờ quên người gửi. Phong lan hàm ý người gửi quí bạn, đánh giá bạn rất cao… Một bác sĩ kể rằng một ngày lúc đi làm về, ông rất thích thú khi thấy mảnh vườn trở nên sặc sỡ với 57 bụi hồng mới tinh vừa được vợ ông trồng nhân ngày sinh nhật lần thứ 57 của ông.
Một “tặng phẩm” rất được yêu thích khác là lời mời du lịch. Một chuyến du lịch luôn để lại nhiều kỷ niệm khó quên trong lòng người được mời. Cũng có thể đơn giản chỉ tặng chiếc vé để người nhận tùy ý thực hiện chuyến du ngoạn. Đây là món quà có ý nghĩa nhất cho những sinh viên xa quê nhà trong dịp hè về.
Tặng một vật phẩm, vào lúc khá “bất thường” vì không nhân dịp gì, lại mang nhiều ý nghĩa mà người tặng lắm khi phải đắn đo và người nhận nhiều lúc… không muốn lấy. Chuyện xưa kể rằng họa sĩ thành Vienna Gustav Klimt đã buộc lòng gửi cho người tình chiếc quạt mà trên đó chàng vẽ một bức họa lãng mạn với hàng chữ : “Thà kết thúc trong đau khổ còn hơn đau khổ mà không bao giờ kết thúc”.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Cách tặng quà đồng nghiệp

Tặng quà cho đồng nghiệp là một việc khá khó khăn, vì có những nguyên tắc ứng xử trong môi trường công việc và giữa đồng nghiệp với nhau mà bạn không thể lờ đi hoặc vượt qua. Điều quan trọng nhất là món quà của bạn phải phù hợp. Nó nên là một món quà có ý nghĩa,và nó không quá đắt nhưng cũng đừng quá rẻ.
Dưới đây là những gợi ý giúp bạn có được sự lựa chọn chính xác cho mình.

Trước khi mua quà tặng cho đồng nghiệp, bạn phải bỏ thời gian ra nghiên cứu sở thích của họ. Bạn nên tìm kiếm xem đâu là giá trị của cuộc sống của họ. Với người này có thể là con cái, nhưng với người kia có thể đơn giản chỉ là một con vật nuôi, hay là sống khỏe mạnh.

Trước tiên bạn nên cân nhắc tới mục đích của món quà, sau đó nghĩ về bản thân món quà. Bởi vì bạn sẽ tặng đồng nghiệp của mình một món quà để đón chào một năm mới chứ không phải là một món quà để kỷ niệm một ngày trọng đại trong đời họ.

Những thứ an toàn để lựa chọn có thể là khung tranh, thẻ mua quà tặng, sách, đĩa CD, DVD, vật dụng nào đó cho vật nuôi hoặc cho con cái của họ, hoặc những thứ hữu ích trên bàn làm việc.Hãy cân nhắc tới việc chọn một món quà liên quan tới công việc, như một cái bút đẹp hoặc một chiếc máy tính nhỏ.

Hoa Gấu Bông - món quà độc đáo tràn đầy tình yêu thương

Bạn đang tìm một món quà để tặng những người thân yêu? Bạn đang cần tỏ tình với cô gái mà mình thầm thương trộm nhớ bấy lâu? Bạn đang rối hết cả lên vì không biết phải làm như thế nào.
Hoa ư? Hoa rồi cũng sẽ tàn và rồi người ta cũng sẽ quên mình thôi. Quà ư? Chọn quà gì phải thật đặc biệt mới được.
Chúng tớ có giải pháp cho bạn nè. Hoa + Gấu bông = Hoa gấu bông. Rất đặc biệt nhé và không sợ tàn thế thì bạn không sợ người ta sẽ quên mình nữa nhé.





Mỗi một loài hoa đều mang một thông điệp của người gửi đến người nhận, mỗi một chú Gấu là một món quà mang ý nghĩa hạnh phúc, niềm vui. Sản phẩm Hoa Gấu Bông là sự kết hợp "độc đáo và lãng mạn". Tình cảm luôn cần nâng niu và vun đắp bằng những món quà tinh thần, hãy để Hoa Gấu Bông mang thông điệp yêu thương của bạn đến người ấy để tình cảm thân thương thêm bền chặt.

Có rất nhiều mẫu mã, màu sắc và chất liệu. Bên cạnh đó cạnh còn có thể tự chọn hoa và quà. Mỗi một món quà có một ý nghĩa riêng bạn có thể thoái mái lựa chọn cho phù hợp với mình. Bạn hãy chọn món quà ý nghĩa cho những người thân yêu nhất của mình đi nào. Không chỉ với người yêu đâu nhé bạn có thể tặng quà này cho bạn bè hay những người thân trong gia đình nữa đấy.
Một tin khác là Thiết kế Ánh Dương đang thiết kế những chú gấu bông cho 12 con giáp với 12 cung hoàng đạo. Sẽ có một chú gấu bông phù hợp với ngày tháng năm sinh của bạn. Hì hì...

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Món quà vô cùng ngộ nghĩnh và độc đáo - xe đạp gấu bông

Bạn nghĩ như thế nào khi được nhận một món quà vô cùng ngộ nghĩnh và độc đáo – xe đạp gấu bông thật bất ngờ, một món quà lưu niệm dễ thương mà bạn có thể làm đồ trang trí cho ngôi nhà của mình thêm sinh động và tràn đầy màu sắc dễ thương.
Những chiếc xe đạp gấu bông được làm rất khéo léo và tinh tế. Sự phối hợp rất tài tình giữa xe, hoa và gấu bông, mang đến cho chiếc xe một vẻ đẹp rất cá tính. Bạn có thể lựa chọn những chiếc xe đạp màu trắng xinh xắn để tặng cho cô bạn gái dễ thương hay cũng có thể mang ngay chiếc xe đạp màu nâu vàng rất phong cách để tặng bạn trai của mình hoặc các bé yêu nhân dịp đặc biệt nào đó.
Những chiếc xe đạp được làm rất tỉ mỉ, sắc nét đến từng chi tiết nhỏ. Sự phối hợp giữ những giỏ hoa và gấu bông rất hài hòa, hợp lý mang tính thẩm mỹ rất cao. Những chiếc giỏ hoa với đa dạng sắc hoa tươi tắn cùng những chú gấu bông ngộ nghĩnh chắc chắn sẽ cuốn hút bạn ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
Những chiếc xe gấu bông được làm handmade mang tính nghệ thuật cao. Mỗi sản phẩm ra đời là kết quả của cả một quá trình công phu: bắt đầu từ khâu lên ý tưởng thiết kế, đặt hàng những nguyên vật liệu cần thiết, cắt dán thủ công, sắp xếp những chú gấu theo bảng thiết kế, chọn màu giấy và kết thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Đây là món quà để bạn dành tặng bạn bè, người thân bất cứ dịp đặc biệt nào như sinh nhật, lễ Tết hoặc bạn muốn gây bất ngờ đến cho những người thân yêu của mình. Thật tuyệt vời khi trong phòng khách, phòng ngủ hoặc phòng làm việc của mình xuất hiện một chiếc xe đạp gấu bông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu này, chắc chắn cũng đem đến cho bạn những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống.

Chọn quà lưu niệm ấn tượng từ Hoa Đất Sét

Từ xưa đến nay, hoa luôn là một món quà sang trọng và ý nghĩa. Tuy vậy, việc tặng hoa nhiều khi cũng gặp chút trở ngại bởi hoa rất mau tàn, khiến người ta dù rất muốn cũng khó mà lưu giữ lâu được. Nhưng ngày nay đã có thêm một lựa chọn tuyệt vời dành cho những người yêu hoa và muốn lưu giữ chúng như những kỉ niệm đẹp, đó là hoa đất sét.







Hoa đất sét được làm bằng đất sét Nhật Bản, được tạo hình khéo léo bởi những nghệ nhân tài ba. Màu sắc và độ chân thật của hoa đất sét khiến cho bất kì ai nhìn ngắm chúng cũng phải ngỡ ngàng. Một điểm cộng nữa dành cho hoa đất sét là sự đa dạng phong phú của nó.

Nếu chỉ nhìn thoáng qua một chút, khó có thể chúng ta hình dung được những bông hoa này được làm từ đất sét với vẻ đẹp tự nhiên, màu sắc tươi tắn sinh động không thua gì hoa thật. Từ nguyên liệu cơ bản là đất sét trắng, công việc của người thợ là thổi vào đó một hồn hoa với sắc màu phong phú, với từng chi tiết như vân lá nhỏ, những chiếc gai nhỏ trên thân ..… công việc này đòi hỏi nghệ nhân làm hoa phải thật sự kiên trì và sáng tạo.

Một điểm đặc biệt của Hoa làm từ đất sét không chỉ đẹp mà còn không phai màu. Chất liệu đất sét khi khô vẫn giữ được độ dẻo nhất định chứ không khô cứng. Khi hoa bị bám bụi người sử dụng có thể dùng cọ nhỏ phủi bụi bám hoặc có thể nhúng sơ qua nước rồi phơi để tránh cho hoa bị rã. Bình hoa là những khúc cây gỗ đã phơi khô và qua khâu xử lý nên không hề bị mối mọt. phiếu giả



Vào một cửa hiệu hoa đất sét người ta dường như quên bẵng đi chất liệu làm ra chúng mà chỉ còn nghĩ đến cảm giác khoan khoái như đang đi trong một rừng hoa thiên nhiên. Điều này cho thấy để có những sản phẩm hoa đất cầu kỳ, duyên dáng và quyến rũ không kém hoa thật, ngoài sự khéo léo, nghệ nhân làm hoa phải có một tình yêu và lòng đam mê mãnh liệt. Chủng loại hoa rất phong phú, với những mẫu hoa lan độc đáo, cánh hoa mềm mại và sống động, và các loại hoa miền nhiệt đới khác

Tặng quà không dễ

Tặng quà là một hành vi văn hóa. Vì thế, yếu tố văn hóa phải được đặt lên hàng đầu. Có ba điều hệ trọng mà người tặng quà không nên bỏ qua:

Một là, Bạn nên tìm hiểu xem công ty, doanh nghiệp của người mà bạn định tặng quà có quy định gì về việc nhận quà hay không. Nhiều công ty nước ngoài, nhất là các công ty Mỹ, thường rất chặt chẽ trong việc này. Thông thường, họ hạn chế giá trị món quà mà nhân viên của họ được nhận vì không muốn biến thông lệ tặng quà thành một hình thức hối lộ. Cũng có một số công ty hoàn toàn cấm việc nhận quà. Gặp những trường hợp này bạn nên tôn trọng để tránh tình huống… quà bị gửi trả lại, như vậy sẽ rất… mất mặt.

Hai là, Nếu bạn chọn một món quà “chung chung”, nghĩa là tặng ai cũng được, dĩ nhiên sẽ không hiệu quả bằng một món quà mà bạn lựa chọn riêng cho cá nhân người bạn định tặng. Vì thế, bạn nên “vắt óc” nghĩ ra những món quà thích hợp. Cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu sở thích của họ thông qua các mối quan hệ, hoặc cố nhớ vài ba chi tiết đặc biệt về họ qua những lần gặp trước. Chẳng hạn, tình cờ bạn biết người mà bạn đang có ý định tặng quà rất mê thơ Đường, trong một chuyến du lịch, bạn ghé một hiệu sách, tìm một cuốn thật đẹp về thơ Đường đem về tặng. “Của một đồng công một nén”, cuốn sách không làm bạn cháy túi, song sẽ là món quà rất “giá trị”, chắc chắn bạn sẽ được nhớ đến mỗi lần người ấy nhìn lại cuốn sách. Nhưng, nhớ tránh “chở gỗ về rừng”, nghĩa là tặng những món quà quá quen thuộc với người nhận, chẳng hạn: tặng rượu vang cho người Pháp, bia cho người Đức, chocolat cho người Thụy Sĩ, trà cho người Hoa … Với những đối tác mà bạn đã tặng quà nhiều lần thì nên chịu khó ghi lại để nhớ mình đã tặng những gì. Bởi vì, đem cho ai một món quà đã có dịp tặng trước đó dễ bị nghĩ rằng mình coi thường họ, và dĩ nhiêu là bạn sẽ bị “mất điểm”. Cũng nên tránh tặng những món quà không thích hợp với giá trị văn hóa hay tôn giáo của người nhận. Như: tặng tượng Phật cho người theo đạo Thiên Chúa, tặng tượng Chúa cho người theo đạo Phật, tặng rượu mạnh cho người theo đạo Hồi v.v…

Ba là, Bạn nên tặng quà đúng lúc, chọn thời điểm thật thích hợp. Chẳng hạn: gửi quà cho khách hàng ngay khi vừa ký được hợp đồng, gửi món quà kèm theo lời cảm ơn ngay sau khi nhận được sự giúp đở… Thường thì bạn nên trao quà trực tiếp cho người nhận cùng với cử chỉ cám ơn chân tình, vì như thế, món quà sẽ tăng giá trị hơn nhiều. Tuy nhiên, dù phải gửi quà hay trao quà trực tiếp bạn cũng nên kèm theo một tấm thiệp với những dòng chữ thân tình để món quà trở nên “thắm thiết” hơn.

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Nghệ thuật chọn quà tặng

Ngoài ý nghĩa và giá trị của món quà tặng ra còn một yếu tố nữa quyết định món quà đó có hấp dẫn hay không đó là sự bất ngờ. Người nhận quà phải thật bất ngờ khi nhận gói quà rồi lại thật thích thú khi mở nó ra. Vậy nên, để xác định đầy đủ giá trị thực sự của món quà còn cần phải cộng thêm thời gian và lượng chất xám đã tiêu thụ khi suy nghĩ, chọn và tìm mua đúng món quà.

Theo nhà phân tâm học Marcel Rufo, có loại quà tặng biểu cảm luôn được người nhận mừng rỡ, là loại quà có thể là rẻ tiền nhưng nói lên lý do “tôi thích bạn, mến bạn, cảm tạ bạn”. Ở trường hợp này, quà không còn là món hàng vật chất bình thường nữa mà là một lời nhắn thắt chặt thêm quan hệ xã hội giữa người cho và người nhận.

Mua quà tặng cho người thân trong gia đình mình thì khá dễ. Cứ chịu khó lắng nghe trong những bữa cơm tối, những lần đi mua sắm, giải trí chung thì bạn đã nắm bắt được vợ (chồng), các con đang ao ước gì. Hãy ghi chúng vào miếng giấy để đến dịp nào đó như  sinh nhật, lễ kỷ niệm… thì mua ngay. Mua quà cho sếp hay đồng nghiệp, nhân viên khó hơn chút ít vì cơ hội để nắm sở thích của họ không nhiều.
Mua quà là cả một nghệ thuật và nhận quà cũng là một nghệ thuật. Ngay từ năm 1925 nhà xã hội học Marcel Mauss đã viết rằng “ngay từ lần đầu trong đời nhận quà sinh nhật, đứa bé đã được bố mẹ truyền cho niềm vui nhận quà và học cách sau này cũng mang niềm vui ấy đến cho mọi người chung quanh”. Ngày nay nữ giáo sư Régine Sirota nói thêm rằng từ nhỏ đứa bé đã được dạy cho biết cách thể hiện niềm vui nhận quà, che giấu sự bất mãn vì món quà không vừa ý, cách đón nhận món quà thật lễ phép.

Ở các nước phương Tây, người ta hớn hở mở quà trước mặt người thân. Ở Nhật món quà phải được nhận bằng cả hai tay nâng niu kèm theo cái cúi đầu thật sâu và chỉ được mở sau khi người cho quà đã ra về.

Tặng quà là một nghệ thuật

Mỗi khi Tết đến Xuân về, một trong những bận tâm của người phụ nữ trong gia đình là chuyện quà biếu. Trong thời buổi “cơm áo không đùa với… (không chỉ) khách thơ, chị em nào “khéo ăn thì no, kéo co thì ấm”.

Vai trò hậu phương còn buộc phái đẹp phải động não và khéo léo ngay cả trong việc chọn quà cáp sao cho chồng giữ trọn nghĩa của câu”… sang vì vợ”. Bên cạnh yếu tố truyền thống việc tặng quà dịp Tết nói riêng và trong đời sống nói chung được xem như… một phần tất yếu, là phần “đầu” của mỗi “câu chuyện”. Ai chẳng từng ít nhất một lần được tặng quà và… mang quà đi tặng.

Vì thế, làm sao để có được những món quà ưng ý và làm… ưng ý người nhận quà là vấn đề luôn được đặt ra. Có người, có lúc đã phải dùng cả đến những dịch vụ tư vấn tặng quà… cốt để đổi lấy sự chuyên nghiệp và an tâm.

Ông bà ta từng có câu “trăm người, ngàn ý”. Có những thứ mình rất thích nhưng không chắc người khác đã ưng. Nhất là với những món quà mang mục đích nhờ vả, ngoại giao, trả ơn… lại càng khó. Biết thế nào cho… đủ!

Rồi còn phải tính đến yếu tố văn hóa, tôn giáo, tâm linh, phong tục tập quán, vùng miền. Ví như không thể mang; thịt heo để tặng người… theo đạo Hồi, cũng đừng mang khô mực biếu người… miền biển.

Còn khi quê chồng bạn ở xã; vùng sâu, 1/61 huyện nghèo nhất nước, nơi thu nhập bình quân đầu người chỉ 1USD/ngày, vậy mà Tết đến, bạn lại vác cành đào hay chậu quất trị giá cả bạc triệu để làm quà, thì coi chừng bạn bị… mất Tết và còn bị chê trách cả năm.

Thế nên, để hợp thì phải nghiên cứu hoàn cảnh nào, đối tượng nào, mục đích nào.. thì tặng quà đấy.

Có những món quà nhẹ về giá trị vật chất nhưng đậm ý nghĩa tinh thần và ngược lại. Có món lại chỉ để trưng bày để chơi mà ít giá trị sử dụng. Có món tặng riêng cho một người mà nhiều người vui chung… Có người mê sách thú nhận thế này: “Tôi mà “làm lớn”, nêu ai đó muốn nhờ vả, tôi sẽ “gợi ý” họ “hối lộ” tôi sách báo”.

Với một người như vậy, một chiếc… nhẫn vàng có khi không được vồ vập bằng cuốn sách quý. Nhưng với một ông sếp mê nhậu thì bạn đừng tặng họ đĩa nhạc… Fantom. Cũng đừng mang… tranh thư pháp tặng mẹ chồng quanh năm gắn với ruộng đồng. Còn nếu quê bạn nức tiếng đặc sản như kiểu “cam Canh, bưởi Diễn”, “giờ Chèm nem Vẽ” ư? Bạn khỏi mất công suy nghĩ gì nhiều, cứ “cây nhà, lá vườn” mà biếu bạn hữu, anh em là tốt nhất.

Quà tặng thường… tỉ lệ thuận với mỗi quan hệ tình cảm giữa người cho với người nhận và còn phụ thuộc vào điều kiện tài chính của bạn. Trừ những “món quà” vì hoàn cảnh “thế thời phải thế”, “qua sông phải lụy đò”, nên bạn phải ráng… gồng, như kiểu; “nhịn miệng thết khách”.

Còn lại, nếu chỉ thuần là “cho-tặng” vì tình cảm, phong tục, hãy “liệu cơm gắp mắm”, cốt… công bằng và đầy đủ. Tránh người có người không-nhất là với gia đình bên chồng. Nếu không, tưởng như tặng quà cho thân mật hơn mà lại thành mất đoàn kết.

Và, dù là quà tặng người thân hay sơ, bạn cũng cần tìm hiểu xem họ thuộc loại túyp người nào, lãng mạn hay thực tế; thói quen, sở thích; gia; cảnh, sức khỏe, công việc hiện ra sao, để chọn món quà cho thích hợp. “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”, tránh chuyện chở củi về rừng.

Có câu “thuận mắt ta cả nhà cùng thuận”, bạn hãy cứ nghĩ đến cảm giác của người nhận quà như của chính bạn vậy. Từ đó, hãy chăm chút, nâng niu từ ý tưởng sao cho món quà độc đáo, bất ngờ, thú vị và ý nghĩa. Rồi tự tay làm, hay đi mua, rồi gói cẩn thận, đẹp đẽ, trao tận tay hay gián tiếp…

Như vậy, dù quà to hay nhỏ, bạn cũng đã gửi gắm trong đó rất nhiều điều tốt đẹp và rồi người nhận sẽ cảm được tấm lòng của bạn. Của cho không bằng cách cho, “của ít lòng nhiều” là cách nghĩ, cách ứng xử rất có văn hóa của ông bà ta xưa về việc cho – nhận quà, mà với chúng ta ngày nay cẫn còn nguyên giá trị.

Cũng có khi, bạn băn khoăn không biết mua quà gì, sợ mua phải thứ họ đã có (nhiều) rồi, thứ họ không thích, mà đó lại là những người rất thân quen như mẹ chồng, người yêu… Bạn cũng có thể chân thành và thẳng thắn hỏi xem họ thích gì, để bạn chiều theo ý họ. “Được lời như cởi tấm lòng”, họ tha hồ bày tỏ còn bạn đỡ phải băn khoăn suy nghĩ. Như thế, hai bên cũng hài lòng.

Có chuyện thế này: Đoàn nhà văn nước ta sang thăm các nhà văn Mỹ theo lời mời. Đoàn được đưa vào siêu thị chơi và “giao ước”; tặng mỗi người một món quà 10USD, tùy ý chọn lựa. Nếu món nào nhỏ hơn cũng không được… thối lại phần tiền thừa, nhưng lớn hơn, xin mời quý khách thanh toán phần “lố” đó.

Tất nhiên,văn hóa tặng quà của người Việt chúng ta không “sòng phẳng” như người Mỹ. Nhưng sự thẳng thắn cùng sự chân thành trong chuyện này không phải không có lúc có thể áp dụng được.

Hoặc bạn định tặng quà, đi mua hộ quà – tùy ý người đó thích. Bạn cũng cần cho người đó những thông tin: về “from người”, thói quen, sở thích… của người bạn định tặng. Đợi ít ngày sau, bạn đem tặng lại chính họ (hoặc người thân của họ). Tha hồ bất ngờ, thú vị, lại khỏi sợ bị… chê.

Tóm lại, có rất nhiều cách để làm vui lòng người được nhận quà và cũng có vô vàn cách để bạn không cảm thấy chuyện “quà cáp” cho người khác là gánh nặng tiền bạc lẫn tâm lý. Ngày Xuân phơi phới, bao ý tưởng tinh khôi, mới mẻ đang chờ bạn, động não một chút bạn sẽ thấy… trao đi ít, biết đâu nhận lại thật nhiều.

Khó tìm quà lưu niệm đậm chất Việt Nam

Có một điều dễ nhìn thấy nhất ở rất nhiều khu du lịch tại Việt Nam là mặt hàng quà lưu niệm vừa xấu, vừa ít và không đặc trưng. Hơn thế, nhiều mặt hàng lại có xuất xứ ngoại lai.
 Đi du lịch ở một địa điểm nào đó, mua một món quà lưu niệm về để cất giữ hoặc tặng cho người thân trở thành một thói quen của rất nhiều du khách. Thế nhưng, thực tế ở nhiều điểm du lịch tại Việt Nam hiện nay còn quá ít những mặt hàng đặc trưng của vùng miền. Đồ lưu niệm từ miền núi tới miền biển là cùng chung một đặc điểm: có xuất xứ từ vùng biên giới gần đó, cùng một kiểu mẫu mã, giá rất rẻ, số lượng nhiều.
 
Cũng có rất nhiều sản phẩm do chính tay người Việt sản xuất một cách kỳ công, tinh xảo, nhưng đem bán tại các điểm du lịch lại bị chính khách hàng Việt Nam… từ chối vì quá giống của Trung Quốc. Nhiều khách du lịch mua sắm ở khu chợ Bãi Cháy - Quảng Ninh mua những đồ như: cây đón giầy, bộ kê ấm chén, hộp đựng con dấu, đồ giả cổ… đều nghĩ rằng đây là đồ nhập từ bên Trung Quốc sang.
 
Thậm chí, một vài người đã từng đi Quảng Châu, Thâm Quyến, mua những đồ lưu niệm dễ thương như la bàn hình con rùa, hộp gạt tàn… về làm quà. Không ai biết rằng, đó là những đồ lưu niệm được sản xuất tại những làng nghề truyền thống của Việt Nam.
 

Hộp đựng giấy bằng gỗ, vừa cổ, vừa hiện đại.
 

Hộp đựng thuốc lá.
 
Ngay chính tại Thủ đô, hiện nay vẫn còn rất nhiều làng nghề ở khu vực Chuyên Mỹ - Phú Xuyên đang sản xuất mấy trăm loại đồ lưu niệm, quà tặng bằng gỗ cho ngành du lịch. Nhưng có một điều oái oăm, các sản phẩm đó làm theo đơn đặt hàng ở Trung Quốc, rồi chẳng hiểu tại sao khi qua biên giới, nó lại “lội ngược” về Việt Nam tới các khu du lịch.
 
Anh Phạm Văn Đồng, thôn Trung, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, một trong những người gom hàng lớn nhất của xã Chuyên Mỹ cho biết: “hầu hết những sản phẩm này được xuất sang Trung Quốc. Khách đặt hàng ở Việt Nam là các cửa hàng lưu niệm như ở Văn Miếu, phố cổ cũng đặt hàng rất hạn chế. Không hiểu bên Trung Quốc họ tiêu thụ như thế nào, nhưng khách du lịch đến Trung Quốc rất thích các mặt hàng này”.
 

Hình ảnh này có thể phân biệt hàng made in Việt Nam.


Nhưng những đôi đũa này nhiều người nhầm tưởng là hàng của Trung Quốc.
 
Cũng theo anh Đồng, những quà tặng kiểu như thế này khi xuất sang Trung Quốc, những người chủ như anh chỉ có mối lợi duy nhất là doanh thu chứ không có lợi về mặt thương hiệu. Hầu hết các sản phẩm tinh xảo được chạm, khắc cẩn thận đều không được mang thương hiệu của Việt Nam.
 
Giá một hộp đựng card dành cho khách du lịch tại nơi sản xuất chỉ từ 8.000 đồng – 10.000 nghìn đồng một cái. Nhưng khách du lịch sẽ phải bỏ ra 30.000 đồng đến 50.000 đồng để có được món quà tặng dễ thương này ở Trung Quốc. Tất cả những đồ lưu niệm nhỏ như hộp card, vòng, gương, hộp nữ trang, hộp giấy ăn… bạn đều có thể mua rất rẻ tại Việt Nam. Nhưng ai cũng nghĩ đó là những đồ xa xỉ chỉ có ở… Trung Quốc.
 
 
Những người thợ thủ công ở các làng nghề rất khéo tay. Khu vực Thường Tín, Phú Xuyên, Thạch Thất (Hà Nội)… đều có những làng nghề nổi tiếng: đan lát, thêu thùa, làm gỗ… Nhưng bây giờ, rất hiếm các làng nghề còn có thể tồn tại do các mặt hàng họ làm ra tốn nhiều công sức lại không tìm được đầu ra. Trong khi đó, thị trường đồ lưu niệm và quà tặng dành cho du lịch tại Việt Nam lại cực kỳ nghèo nàn sản phẩm. Đó là một nghịch lý hết sức khó chấp nhận của ngành du lịch.
 
Tại làng nghề thêu thuộc xã Quất Động, Thắng Lợi, Lê Lợi của Thường Tín – Hà Nội, hầu hết mọi người đã bỏ nghề thêu tay để đi… buôn gà, vịt. Trước đây, khu vực này là nơi xuất phát nghề thêu tay truyền thống với ông tổ nghề thêu ở xã Quất Động. Những nghệ nhân thêu tay nổi tiếng ở xưởng thêu XQ Đà Lạt có rất nhiều người xuất phát từ vùng Thường Tín này. Những sản phẩm thêu tay ở đây tinh xảo đến mức người xem không phân biệt được đó là tranh vẽ hay tranh thêu giờ đã vắng dần.
 
Điều này cũng không thể trách được những người thợ thủ công vì nếu cứ duy trì nghề, họ sẽ rất khó sống vì sản phẩm làm ra khó tiêu thụ vì dù đẹp và đặc trưng nhưng giá quá đặt thì không thể phổ biến tới nhiều tầng lớp người mua.
 
Tiêu biểu cho làn sóng hàng lưu niệm ngoại lai ở Hà Nội chính là làng lụa Vạn Phúc. Ở đây, tìm được một sản phẩm lụa Hà Đông trứ danh rất khó cho dù ở làng vẫn có máy dệt. Nhưng nguyên liệu chủ yếu lại từ nơi khác chuyển qua, còn những đồ như khăn quàng, vải lụa… thì lại có nguồn gốc khắp nơi và chủ yếu từ Trung Quốc vì mẫu mã phong phú, giá cả rất hợp lý. Nhiều cửa hàng ở đây còn có chiêu “rửa” nguồn gốc bằng cách cắt mác, hoặc “mông má” lại sao cho hàng nhìn đỡ công nghiệp để khách hàng đỡ thắc mắc.
 
Ngay cả làng gốm Bát Tràng- nơi được coi là thành công và phát huy gần như trọn vẹn nghề truyền thống từ bao đời nay của cha ông thì dạo gần đây cũng bị “lẫn lộn” bởi hàng Trung Quốc. Nhiều du khách “ngán ngẩm” chẳng lẽ tới đây, cứ phải vào tận lò, tự tay nặn đất để đỡ bị… lừa!
 
Sản phẩm quà tặng du lịch vẫn thiếu, các làng nghề thủ công vẫn “chết”. Và các khu du lịch của Việt Nam vẫn nhan nhản các mặt hàng giống hệt nhau và có cùng xuất xứ từ Trung Quốc. Quà tặng “made in Việt Nam” bán ở Trung Quốc lại chẳng giữ được thương hiệu.
 
Bao giờ khách du lịch mới tìm được quà tặng made in Việt Nam một cách dễ dàng?
 
Theo Afamily