Nghề thủ công truyền thống Việt Nam
có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Bàn tay tài hoa của cha ông ta đã ghi dấu
ấn trên tất cả các di tích lịch sử, văn hóa qua các triều đại. Cuộc khai quật
khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đã phát hiện rất nhiều sản phẩm thủ
công mỹ nghệ được làm ra cách đây nghìn năm với nghệ thuật tinh xảo tuyệt vời.
Thời hiện đại, khi vật liệu xây dựng, đồ dùng trong
gia đình được sản xuất bằng máy móc, được nhập khẩu nhiều thì sản phẩm thủ công
khó tiêu thụ, nhiều nghề thủ công tưởng như thất truyền. Nhưng nhiều làng nghề,
nhiều nghệ nhân đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, lao động hết sức mình với ý
thức quý trọng, giữ gìn nghề truyền thống của cha ông để lại.
Hơn đâu hết đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay là
nơi tập trung đông đảo các làng nghề truyền thống. Sự phát triển của
làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống mà còn đóng góp quan
trọng trong đời sống, là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc tại mỗi
thời kỳ dựng nước và giữ nước. Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều
nguồn gốc khác nhau, những làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ trong tổng số
làng nghề.
- Gốm sứ Bát Tràng
- Lĩnh hoa Yên Thái
- Thợ vàng Định Công
- Thợ đồng Ngũ Xã
- ...
Hà Nội mới là sự sát nhập của cả tỉnh Hà Tây (cũ). Hà Tây là địa phương nổi tiếng bởi “đất trăm
nghề”, hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề thực sự có
lợi thế so sánh để phát triển xuất khẩu.
- Khảm trai Chuyên Mỹ - Phú Xuyên
- Nón làng Chuông - Thanh Oai
- Tò he Xuân La
- Lồng chim làng Vác
- Nghề Mộc ở Sơn Đồng - Hoài Đức, Chàng Sơn - Thạch Thất
- May, thú nhồi bông Tam Hiệp - Phúc Thọ
- ...
Đã quá yêu vùng đất yên bình nơi làng nghề, nơi những bàn tay khéo léo đang luôn canh cánh giữ nghề truyền thống và phát triển thiết kế mẫu mã sản phẩm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu người dùng trong và ngoài nước, mang hồn người Hà Nội và hơn hết mang đất nước Việt Nam theo những sản phẩm tới bạn bè Thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét