Trong kinh doanh, tặng quà không đơn
giản là làm đẹp lòng mà món quà còn hàm chứa nhiều ý nghĩa mà các doanh
nhân muốn gửi gắm đến đối tác của mình. Vậy các doanh nhân tặng quà
như thế nào?
Câu hỏi này đã được Phong Cách Doanh Nhân chuyển đến ông Nguyễn Hoàng Anh, Cố vấn Truyền thông của Asia Injury kiêm Giám đốc Kinh doanh công ty Mũ bảo hiểm Protect.
Anh thường gặp những tình huống nào khi phải tặng quà cho đối tác?
Công việc của tôi liên quan rất nhiều
đến các hoạt động giao tế và tiếp thị, do vậy tặng quà cho đối tác như
khách hàng, nhà tài trợ, đồng nghiệp... để cảm ơn hoặc để chúc mừng họ
nhân dịp đặc biệt là rất cần thiết. Có rất nhiều dịp để chúng ta bày tỏ
sự quan tâm của mình như vào các ngày lễ, Tết, các buổi thăm viếng,
hội họp hoặc quà tặng mang tính chất xúc tiến kinh doanh như khuyến mại
cho khách hàng tin dùng sản phẩm của công ty. Đặc biệt, đối với những
quà tặng cảm ơn hay chúc mừng mang tính chất cá nhân tới một đối tác cụ
thể thì cần phải đầu tư.
Đầu tư ở đây có nghĩa là càng đắt tiền càng giá trị?
Ồ không... (cười) . Đầu tư ở đây là có
nghĩa là phải nghiên cứu, suy nghĩ xem người nhận quà có tính cách,
thói quen và sở thích như thế nào để từ đó quyết dinh lựa chọn món quà,
thời điềm và cách tặng sao cho hiệu quả nhất. Nếu bạn suy nghĩ rằng
món quà càng đắt tiền, càng giá trị thì có lẽ bạn là người không kinh
tế và không tinh tế, vì có thể bạn phải trả một số tiền lớn để mua một
món quà đắt giá nhưng rồi người nhận chẳng biết nó có ý nghĩa gì và
không sử dụng được, như vậy việc tặng quà của bạn không thành công.
Tuy nhiên, cũng không nên quá căn cơ khi
lựa chọn một món quà khi chúng ta thấy nó phù hợp với mục đích của
mình và thể hiện được tình cảm của mình dành cho người nhận.
Vậy phải làm sao để vừa là người tinh tế mà vẫn kinh tế?
Đối với tôi, tặng quà cũng là một văn
hóa ứng xứ trong kinh doanh, nó thể hiện sự hiểu biết của người tặng
quà và nghệ thuật trong giao tế. Nếu bạn không thận trọng, người nhận
có thể hiểu sai mục đích hoặc thông điệp của bạn. Thậm chí, điều tồi tệ
có thể xảy ra là món quà của bạn bị từ chối hoặc trả lại khi bị coi là
của đút lót hoặc hối lộ. Do vậy, bạn cần phải tìm hiểu về văn hóa, tập
quán của người được nhận quà chi tiết hơn nữa là tính cách, sở thích
của họ để lựa chọn món quà phù hợp, sau đó là đến thời điểm cũng như
cách thức tặng quà.
Tôi có một ví dụ là gần đây có một vị
khách nước ngoài đến thăm tổ chức của chúng tôi, ông ta là người Mỹ lần
đầu tiên đến Việt Nam để dự hội thảo vế an toàn giao thông. Sau chuyến
viếng thăm, chúng tôi đã tặng ông một bức tranh chụp hình ảnh giao
thông ở một ngã bảy của Sài gòn với rất nhiều loại phương tiện giao
thông đông đúc, người dân đi xe đều đội mũ bảo hiểm. Khi ông nhận được
bức tranh này, ông rất vui vì nó thực sự có ý nghĩa đối với chuyến công
tác của ông, giúp ông có thể chia sẻ với bạn bè ở Mỹ những điều ông
chứng kiến được tại Việt Nam . Tất nhiên, bạn biết rằng một bức tranh
như vậy thì không quá đắt tiền nhưng đã tạo được ấn tượng tốt đối với
người nhận.
Tức là "của cho không bằng cách cho"?
Vâng, đúng vậy! Vì đã gọi là quà thì
không nên đặt quá nặng về giá trị vật chất, nó mang giá trị tinh thần
nhiều hơn. Không phải vì người ta thiếu mà chính là vì tấm lòng của
mình gửi đến người nhận quà.
Anh vừa đề cập đến chuyện quà tặng có thể bị coi là hối lộ, cụ thể ra sao?
Như bạn biết, hiện nay tôi đang làm cho
một tổ chức của Mỹ. Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài đều rất khắt
khe đối với việc nhận quà từ đối tác, một số còn có những quy định rất
rõ ràng gửi cho đối tác trước những ngày lễ, Tết, yêu cầu không tặng
quà cho nhân viên hoặc công ty của họ, hoặc quy định về việc cấm nhận
hoa hồng, quà biếu khi ký hợp đồng mua bán. Nếu nhân viên nào bị phát
hiện nhận quà tặng của đối tác bất hợp pháp, công ty lập tức sẽ sa thải
và công ty đối tác của họ biết quy định của họ rồi mà vẫn tặng quà thì
công ty đó rất có thể bị loại khỏi danh sách cung cấp hàng hóa cho họ
sau này.
Nhưng đối với một số doanh nghiệp châu Á
như Nhật Bản, Trung Quốc hay Việt Nam thì những dịp lễ, Tết, khai
trương, họ vẫn tặng quà chúc mừng để thể hiện sự quan tâm. Món quà phố
biến nhất được lựa chọn là lẵng hoa. thiệp chúc mừng hoặc những bức
tranh kỷ niệm để trang trí tại văn phòng.
Có hàng trăm thứ có thể gọi là quà, chằng lẽ công ty có danh mục quy định cầm từng thứ được sao?
Đã
gọi là quà thì không có phân định rạch ròi. Trong văn hóa kinh doanh
cũng có cái gọi là quà cảm ơn. Một số công ty họ còn dành một khoản
nhất định để cảm ơn khách hàng sau khi kết thúc một công việc tốt đẹp
hoặc ký kết xong một hợp đồng. Xét cho cùng thì nó cũng dược tính vào
chi phí của kết quả do hợp đồng đó mang lại.
Đó là phần chiết khấu?
Nếu chiết khấu được thế hiện trên hợp
đồng ký kết giữa hai bên một cách rõ ràng thì không được coi là "quà".
Quà cảm ơn nếu xem xét ở ý nghĩa tích cực thì nó mang mục đích cảm ơn,
duy trì và phát triển quan hệ kinh doanh. Nhưng một số người cũng có
thể dùng quà đề mua chuộc hoặc hối lộ trong kinh doanh.
Nếu đưa quà trước thì có vẻ là mua chuộc và "vô duyên" đúng không anh?
Vô duyên hay không thì còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác như tôi đã chia sẻ ở trên. Nhưng rõ ràng tặng quà
cho đối tác nhằm mua chuộc hoặc hối lộ là hành vi phi đạo đức trong
kinh doanh. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng và uy tín của
công ty.
Tôi thấy các doanh nghiệp thường tặng quà theo quan niệm "cây nhà lá vườn".
Vâng, vì họ cũng tự hào vì sản phẩm mình
làm ra mà! Tuy nhiên, cũng nên tế nhị đối với việc này. Nếu như chúng
tôi sản xuất mũ bảo hiểm, thì chúng tôi có thể tặng khách hàng mũ bảo
hiểm, chu đáo một chút thì chúng tôi sẽ cân nhắc về màu sắc, họa tiết,
kích cỡ sao cho phù hợp với người nhận. Nhưng nếu chúng tôi sản xuất
son môi hoặc những mặt hàng mang tính đặc thù hơn mà chỉ một phái có
thể sử dụng được thì cũng cần phải thận trọng, vì rõ ràng cánh mày râu
họ không dùng son môi, bạn gái hoặc vợ cũng chưa có thì quả thật rất
lãng phí... (cười) .
Xin hỏi anh một câu hơi có vẻ "hành
trình văn hóa” một chút. Anh có nghiên cứu văn hóa tặng quà của các
nước trên thế giới không?
Nếu nói là nghiên cứu một cách bài bản
thì không, nhưng trong quá trình làm việc, tôi có may mắn được làm việc
và đi nhiều nước khác nhau, từ khả năng quan sát, kinh nghiệm và vốn
sống của mình, tôi cũng hiểu được một số "văn hóa" khi tặng quà. Ví dụ
như bạn không nên tặng những vật sắc nhọn như dao kéo cho đối tác của
mình, vì họ có thể hiểu là bạn muốn cắt đứt mối quan hệ, hoặc dối với
người Trung quốc thì họ rất kỵ số 4 vì đồng nghĩa với chữ "tử".
Tặng quà, nghe đơn giản mà khó quá! Vậy anh đã bao giờ phải "đau đầu" vì tặng quà cho một ai đó chưa?
Cũng thường xuyên đó... (cười). Tôi muốn
quan tâm đến đối tác vào những dịp lễ, Tết, đến đồng nghiệp vào ngày
sinh nhật, ngày cưới của họ, hoặc khó hơn cả là những chương trình
khuyên mại tặng quà cho khách hàng của công ty. Mình phải lựa chọn món
quà phù hợp với kinh phí đã được duyệt cho marketing, đảm bảo kích cầu
khi làm khuyến mại và món quà đó phải hữu ích, phù hợp với sản phẩm của
công ty.
Những lần như vậy, tôi rất vui vì lại
được tranh luận, chia sẻ với các đồng nghiệp của mình tại công ty. Mỗi
người một ý tưởng vì họ nhìn nhận ở nhiều phía khác nhau. Nhưng cuối
cùng chúng tôi đều tìm được tiếng nói chung dựa trên sự khảo sát và
phân tích thông tin. Một khi bạn tìm được một món quà phù hợp, bạn sẽ
cảm thấy rất tự tin và khả năng thành công trong kinh doanh sẽ đến gần
hơn đối với bạn. Cảm ơn anh đã dành thời gian cho buổi trò chuyện này!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét