Tài hoa của người Xuân La thể hiện qua từng tác phẩm.
Là một làng quê bình dị ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, làng Xuân La, xã Phượng Dực,
huyện Phú Xuyên, từ lâu đã nổi tiếng với một nghề độc nhất vô nhị ở nước ta -
nghề nặn tò he.
Vượt lên trên giới hạn của một nghề mưu sinh, nặn tò he ở Xuân La đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục cho nhiều thế hệ tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước về lịch sử, bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt.
Cũng tại ngôi làng này, mới đây, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã chọn làm địa điểm để tổ chức Hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp phát huy giá trị nghề sản xuất đồ chơi truyền thống hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long".
Về Xuân La, chúng tôi đã được chứng kiến những cụ già tuổi đã ngoài 80, thanh niên và cả những em bé còn chưa đến tuổi vào lớp 1 say sưa nặn những bông hoa hồng đỏ thắm, những chú mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo, những cô thôn nữ áo mớ bảy mớ ba rực rỡ hay hình tượng anh hùng Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, chàng Thạch Sanh dũng mãnh đánh thắng trăn tinh.
Theo các cụ cao niên ở Xuân La, nghề nặn tò he để làm đồ chơi cho trẻ thơ đã có ở Xuân La từ hơn 300 năm nay. Ban đầu, những lúc nông nhàn, người dân trong làng thường lấy gạo nếp hoặc gạo tẻ đem giã mịn, hấp chín rồi lấy nước rau ngót giã để tạo nên màu xanh, quả gấc tạo mùa đỏ, nước củ nghệ tạo màu vàng, củ nghệ đen tạo màu tím... rồi đem nặn thành hình những con giống ngộ nghĩnh, xinh xắn.
"Hữu xạ tự nhiên hương", lúc đầu chỉ người dân và trẻ thơ ở trong vùng biết và thích thú với những đồ chơi được nặn bằng bột. Dần dần trải qua năm tháng, người Xuân La đã đem nghề đi muôn nơi, những đồ chơi xinh xắn được nặn từ bột gạo có tên gọi chung là tò he đã trở thành thứ đồ chơi được yêu thích của bao thế hệ trẻ thơ từ Bắc, vào Nam.
Từ những nguyên liệu hết sức đơn sơ, giản dị là những sản phẩm nông nghiệp như hạt gạo, lá rau, qua bàn tay những người nông dân tài hoa, phút chốc đã tạo nên hình ảnh những vị anh hùng dân tộc, những nhân vật cổ tích, những sản phẩm quen thuộc của nhà nông như bông lúa vàng óng ngày mùa, con cá chép đang cong mình vượt vũ môn, chú trâu thong dong gặm cỏ... góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trong trẻo, thơ ngây của trẻ thơ, thể hiện phần nào tâm hồn và cốt cách người dân đất Việt.
Chính nhờ những nét độc đáo và tài tình trong cách tạo nên đồ chơi cho trẻ thơ mà người thợ Xuân La cùng những sản phẩm tò he đã không ít lần có mặt trong các chương trình giới thiệu, trao đổi văn hóa tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ... và đã tạo được ấn tượng đẹp, sức hấp dẫn rất riêng với bạn bè quốc tế.
Trong ngôi nhà nhỏ chứa đầy các khay, hộp xốp chứa bột nếp, bột tẻ đủ màu sắc, anh Đặng Văn Hổ - người liên tục có mặt tại Bảo tàng Dân tộc học để hướng dẫn các em nhỏ tự tay nặn tò he tự hào cho biết nghề nặn tò he là nghề cha truyền con nối của gia đình anh từ hàng chục năm nay. Bản thân anh, đã nặn thành thạo những bông hoa, con rồng, con trâu, bông lúa từ năm lên 4 tuổi.
Không chỉ gia đình anh, đã là người Xuân La, dường như ai cũng được trời phú cho đôi tay khéo léo và trí tưởng tượng cực kỳ phong phú để chỉ cần đưa ra yêu cầu và trong vòng 3-5 phút, một em nhỏ ở Xuân La cũng có thể hoàn thiện ngay sản phẩm. Quả không sai, vừa trò chuyện với chúng tôi, chỉ một loáng là hai cháu Đặng Văn Hữu (4 tuổi) và Đặng Thị Nhi (8 tuổi) đã nặn xong một bông hoa và một chiếc đèn ông sao.
Ông Nguyễn Công Doanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phượng Dực cho hay nặn tò he không chỉ là nghề tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân lúc nông nhàn ở Xuân La mà còn là nghề tạo nên nét đẹp văn hóa cổ truyền của một vùng quê phía Nam Thủ đô.
Một số nghệ nhân cao tuổi như cụ Đặng Văn Tố, Nguyễn Văn Thuận đã qua đời song lớp thợ trẻ như anh Đặng Văn Hổ, Đặng Văn Thảo đang tiếp tục nối gót. Họ liên tục được mời đến Bảo tàng Dân tộc học, các trường mẫu giáo, tiểu học để hướng dẫn thiếu niên, nhi đồng nặn tò he, giúp các cháu thêm hiểu, thêm yêu bản sắc văn hóa và lịch sử dân tộc qua những đồ chơi giàu tính nhân văn.
Vượt lên trên giới hạn của một nghề mưu sinh, nặn tò he ở Xuân La đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục cho nhiều thế hệ tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước về lịch sử, bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt.
Cũng tại ngôi làng này, mới đây, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã chọn làm địa điểm để tổ chức Hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp phát huy giá trị nghề sản xuất đồ chơi truyền thống hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long".
Về Xuân La, chúng tôi đã được chứng kiến những cụ già tuổi đã ngoài 80, thanh niên và cả những em bé còn chưa đến tuổi vào lớp 1 say sưa nặn những bông hoa hồng đỏ thắm, những chú mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo, những cô thôn nữ áo mớ bảy mớ ba rực rỡ hay hình tượng anh hùng Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, chàng Thạch Sanh dũng mãnh đánh thắng trăn tinh.
Theo các cụ cao niên ở Xuân La, nghề nặn tò he để làm đồ chơi cho trẻ thơ đã có ở Xuân La từ hơn 300 năm nay. Ban đầu, những lúc nông nhàn, người dân trong làng thường lấy gạo nếp hoặc gạo tẻ đem giã mịn, hấp chín rồi lấy nước rau ngót giã để tạo nên màu xanh, quả gấc tạo mùa đỏ, nước củ nghệ tạo màu vàng, củ nghệ đen tạo màu tím... rồi đem nặn thành hình những con giống ngộ nghĩnh, xinh xắn.
"Hữu xạ tự nhiên hương", lúc đầu chỉ người dân và trẻ thơ ở trong vùng biết và thích thú với những đồ chơi được nặn bằng bột. Dần dần trải qua năm tháng, người Xuân La đã đem nghề đi muôn nơi, những đồ chơi xinh xắn được nặn từ bột gạo có tên gọi chung là tò he đã trở thành thứ đồ chơi được yêu thích của bao thế hệ trẻ thơ từ Bắc, vào Nam.
Từ những nguyên liệu hết sức đơn sơ, giản dị là những sản phẩm nông nghiệp như hạt gạo, lá rau, qua bàn tay những người nông dân tài hoa, phút chốc đã tạo nên hình ảnh những vị anh hùng dân tộc, những nhân vật cổ tích, những sản phẩm quen thuộc của nhà nông như bông lúa vàng óng ngày mùa, con cá chép đang cong mình vượt vũ môn, chú trâu thong dong gặm cỏ... góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trong trẻo, thơ ngây của trẻ thơ, thể hiện phần nào tâm hồn và cốt cách người dân đất Việt.
Chính nhờ những nét độc đáo và tài tình trong cách tạo nên đồ chơi cho trẻ thơ mà người thợ Xuân La cùng những sản phẩm tò he đã không ít lần có mặt trong các chương trình giới thiệu, trao đổi văn hóa tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ... và đã tạo được ấn tượng đẹp, sức hấp dẫn rất riêng với bạn bè quốc tế.
Trong ngôi nhà nhỏ chứa đầy các khay, hộp xốp chứa bột nếp, bột tẻ đủ màu sắc, anh Đặng Văn Hổ - người liên tục có mặt tại Bảo tàng Dân tộc học để hướng dẫn các em nhỏ tự tay nặn tò he tự hào cho biết nghề nặn tò he là nghề cha truyền con nối của gia đình anh từ hàng chục năm nay. Bản thân anh, đã nặn thành thạo những bông hoa, con rồng, con trâu, bông lúa từ năm lên 4 tuổi.
Không chỉ gia đình anh, đã là người Xuân La, dường như ai cũng được trời phú cho đôi tay khéo léo và trí tưởng tượng cực kỳ phong phú để chỉ cần đưa ra yêu cầu và trong vòng 3-5 phút, một em nhỏ ở Xuân La cũng có thể hoàn thiện ngay sản phẩm. Quả không sai, vừa trò chuyện với chúng tôi, chỉ một loáng là hai cháu Đặng Văn Hữu (4 tuổi) và Đặng Thị Nhi (8 tuổi) đã nặn xong một bông hoa và một chiếc đèn ông sao.
Ông Nguyễn Công Doanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phượng Dực cho hay nặn tò he không chỉ là nghề tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân lúc nông nhàn ở Xuân La mà còn là nghề tạo nên nét đẹp văn hóa cổ truyền của một vùng quê phía Nam Thủ đô.
Một số nghệ nhân cao tuổi như cụ Đặng Văn Tố, Nguyễn Văn Thuận đã qua đời song lớp thợ trẻ như anh Đặng Văn Hổ, Đặng Văn Thảo đang tiếp tục nối gót. Họ liên tục được mời đến Bảo tàng Dân tộc học, các trường mẫu giáo, tiểu học để hướng dẫn thiếu niên, nhi đồng nặn tò he, giúp các cháu thêm hiểu, thêm yêu bản sắc văn hóa và lịch sử dân tộc qua những đồ chơi giàu tính nhân văn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét