"Muốn ăn cơm trắng cá trê
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".
Nghề làm nón có tự bao giờ và ai là vị tổ của nghề thì dân làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, không rõ
nhưng ai cũng biết chiếc nón trắng 16 vành đặc trưng của làng từ thời
phong kiến đã từng được dùng để làm quà cho hoàng hậu, công chúa trong cung cấm.
Trải qua thời gian, trong thời kỳ cả nước hội nhập, nghề làm nón của làng không mất đi mà vẫn ngày càng phát triển. Từ chỗ là mặt hàng phục vụ các bà, các chị ở làng quê, nón Chuông nay còn là mặt hàng lưu niệm mang giá trị văn hóa cho đông đảo du khách khi đến thăm Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.
Từ những chiếc lá cọ, lá lội được mang về từ các tỉnh trung du, miền núi, người làng Chuông phơi nắng khoảng 3-4 lần cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Đem về nhà, người thợ nón dùng lưỡi cày, giẻ hơ thật nóng để là, miết cho tấm lá thật phẳng, nhẵn mà không bị rách, giòn.
Chiếc nón đẹp hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào khâu “là” lá, có tấm lá phẳng, người thợ lấy tre, nứa làm vòng, lắp lá vào và khâu thật tỉ mỉ.
Trải qua thời gian, trong thời kỳ cả nước hội nhập, nghề làm nón của làng không mất đi mà vẫn ngày càng phát triển. Từ chỗ là mặt hàng phục vụ các bà, các chị ở làng quê, nón Chuông nay còn là mặt hàng lưu niệm mang giá trị văn hóa cho đông đảo du khách khi đến thăm Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.
Từ những chiếc lá cọ, lá lội được mang về từ các tỉnh trung du, miền núi, người làng Chuông phơi nắng khoảng 3-4 lần cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Đem về nhà, người thợ nón dùng lưỡi cày, giẻ hơ thật nóng để là, miết cho tấm lá thật phẳng, nhẵn mà không bị rách, giòn.
Chiếc nón đẹp hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào khâu “là” lá, có tấm lá phẳng, người thợ lấy tre, nứa làm vòng, lắp lá vào và khâu thật tỉ mỉ.
Hiện nay,
làng Chuông cung cấp cho thị trường khoảng 3 triệu chiếc nón mỗi năm.
Không chỉ cung cấp nón cho khắp miền Bắc, mà nón làng Chuông những năm
trở lại đây đã theo các đoàn khách du lịch, đông nhất là Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... ra nước ngoài. Khách hàng trong
Nam chỉ cần gọi điện đặt số lượng, thoả thuận giá cả thống nhất, người
làng Chuông sẽ tập kết nón gần bến xe Hà Đông, ngay lập tức chuyển hàng
đi. Một số du khách nước ngoài yêu quý chiếc nón Việt đã về tận làng
Chuông để tham quan và mua những món quà lưu niệm mang về quê hương. Đó
có lẽ là món quà động viên quý giá nhất giúp người dân nơi đây vững tin
hơn để giữ gìn và phát triển nghề.
Là một vùng thuần nông, đất chật người đông. Nghề
nón muôn đời chỉ được coi là nghề phụ. Nhưng người dân nơi đây đều hiểu
rằng, nhờ những chiếc nón giản dị ấy mà xóm làng được thay da, đổi
thịt.
Sẽ khó có thể thấy hết được vẻ đẹp duyên dáng của những
chiếc nón lá ẩn sau ngôi làng yên bình, dân dã ấy. Để rồi trong hội nghị
APEC vừa qua, hình ảnh chiếc nón khổng lồ bất ngờ xuất hiện đã khẳng
định thêm rằng chiếc nón lá thân thương bình dị của dân tộc sẽ không bao
giờ mất nhờ bàn tay tài hoa và lòng nhiệt huyết của những con người
bình dị nơi đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét