Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Tàu thủy sắt, đồ chơi công nghệ một thời của Hà Nội


Từng là món đồ chơi ao ước của nhiều thế hệ tuổi thơ Hà Nội trước đây, nhưng hiện chỉ một hộ gia đình ở Thanh Xuân duy trì việc sản xuất tàu thủy sắt cho trẻ em dịp trung thu.

Nghề làm tàu thủy và các đồ chơi bằng sắt vốn là nghề truyền thống ở làng Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội. Nhưng hiện giờ chỉ còn gia đình anh Nguyễn Văn Mạnh Hùng theo đuổi nghề này.

Trước những năm đầu thập niên 1990, tàu thủy sắt là món đồ chơi "công nghệ" gắn liền với ký ức nhiều thế hệ. Trông đơn giản, nhưng tàu thủy sắt có thể di chuyển trên mặt nước và và phát ra tiếng kêu như động cơ tàu thủy thật. Vừa chơi, trẻ em còn có thể rút ra nhiều bài học khoa học lý thú, nhất là các lý thuyết cơ bản về nhiệt học, chuyển động.

Tuy nhiên, khi đồ chơi cho trẻ em trở nên phong phú hơn, các món đồ chơi chạy pin, hấp dẫn trẻ bằng màu sắc, âm thanh khiến tàu thủy sắt dần vắng bóng trên phố phường Hà Nội. Đến nay, thi thoảng lắm, người Hà Nội mới bắt gặp tàu thủy sắt xuất hiện trên phố Hàng Thiếc hay ở Hãng Mã, Lương Văn Can... dịp trung thu.

Đất Việt ghi lại phần giới thiệu của anh Nguyễn Văn Mạnh Hùng về chiếc tàu thủy sắt, một đồ chơi quen thuộc một thời:
tau thuy do choi
Anh Hùng cho biết, "động cơ" của tàu thủy sắt nằm trong thân tàu, gồm ba phần: nồi hơi, bình dầu và ống dẫn nước.
tàu thủy đồ chơi
"Nồi hơi" là một tấm kim loại hình vuông, ở giữa hàn một lá đồng rất mỏng. Bộ phận này có tác dụng truyền nhiệt cho ống dẫn nước và tạo ra tiếng kêu của tàu.
Bình dầu được đặt trên một khay nhỏ dưới nồi hơi, là nơi chứa dầu hỏa làm chất đốt.
Ống dẫn nước gồm hai ống nhỏ song song, thông nhau và được hàn với nồi hơi. hai đầu ống nằm ở đáy tàu, có tác dụng đẩy nước giúp tàu chạy.
Cần đổ đầy nước vào hai ống chứa.
Sau đó đưa tàu xuống nước và đốt bình dầu, đặt dưới nồi hơi.
tau thuy do choi trung thu
Sau khi đốt khoảng 30 giây, tàu bắt đầu chạy. Nguyên lý hoạt động rất đơn giản: lửa đốt nóng "nồi hơi", truyền nhiệt vào ống dẫn nước khiến nước trong ống sôi lên và tạo lực đẩy tàu di chuyển.
Khi chạy tàu phát ra tiếng kêu “phành phạch” như tàu thủy thật. Tiếng kêu này được tạo ra bởi lá đồng mỏng nằm giữa nồi hơi. Sức nóng của ngọn lửa đẩy lá đồng lồi lên phía trên trong khi tính đàn hồi khiến lá đồng lõm xuống như lúc đầu. Chu trình đẩy lên – xuống liên tục của lá đồng tạo nên tiếng “động cơ” đặc trưng của tàu thủy sắt.
Tàu chạy khoảng hai, ba phút sẽ cạn dầu và dừng lại.
Những chiếc tàu thủy này là thành quả của quá trình tìm tòi, sáng tạo của nhiều thế hệ đi trước. Anh Hùng cho biết, trong tất cả sản phẩm đồ chơi truyền thống của làng Khương Hạ, chỉ tàu thủy sắt còn có mặt trên thị trường đến hôm nay.
 Tàu thủy sắt trên một sạp hàng ở phố Hàng Mã, Hà Nội.
Nguyễn Thùy Dương - Thiết kế Ánh Dương

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Tranh thêu Ruy băng - Món quà ý nghĩa, bừng sáng không gian sống

Khi cuộc sống càng ngày càng được nâng cao người ta không chỉ chú ý đến ăn, mặc mà còn chú ý rất nhiều thứ xung quanh hàng ngày như đồ vật trang trí trong nhà. Tranh treo tường là một trong những đồ mà mọi người hay lựa chọn để trang trí cho tổ ấm thân yêu của mình, hay làm quà tặng tân gia, dành cho người thân, tặng bạn bè...

Bộ ba - tranh thêu ruy băng - Một thoáng áo dài
Nghe đến ruy băng chắc mọi người sẽ nghĩ để trang trí quà tặng, làm giỏ hoa…Nhưng bây giờ bạn có thể nghĩ đến một bức tranh “ Ruy băng”. Một điểm nhấn trang trí rất thú vị cho nhiều không gian trong gia đình bạn.
Hoa lá được thêu từ ruy băng
Tranh thêu ruy băng là một sản phẩm phù hợp với tất cả mọi người, rất dễ làm với nhiều mẫu mã, hình ảnh sinh động. Với nhiều kích cỡ, màu sắc, hình ảnh khác nhau, sẽ có rất nhiều lựa chọn cho nhiều không gian.
Tôn thêm vẻ sang trọng, ấm cúng, hoàn hảo ở mọi không gian
Các bức tranh được thực hiện khá cầu kỳ và chi tiết, những đường nét ruy băng, hạt cườm, chỉ mầu được xâu kết tinh tế tạo nên những mầu sắc hình thù đẹp mà rất mềm mại. Và tất nhiên là độ bền với thời gian sẽ “ăn đứt” nhiều loại tranh treo khác.
Tranh thêu ruy băng -Tranh thêu đồng hồ
Bạn hoàn toàn có thể tự tay thực hiện và tạo ra một “tác phẩm” là bức tranh thêu ruy băng của riêng mình. Với một bộ Kit của tranh ruy băng gồm vải thêu đã in nền, nguyên liệu thêu (dây ruy băng, kim chỉ, cườm) và bảng hướng dẫn cụ thể những chi tiết cần thêu trên bức tranh.
Tranh thêu ruy băng - phong cảnh, hoa lá mềm mại
Khi tự tay hoàn thành một bức tranh bạn sẽ cảm thấy rất vui và ngỡ ngàng vì mình thực hiện được một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Treo tác phẩm của mình trong nhà, mỗi khi có khách đến bạn sẽ cảm thấy hãnh diện hoặc dùng để làm quà tặng cho người thân hay bạn bè thì món quà càng trở nên ý nghĩa vô cùng.
Giá thành của những bức tranh thêu thì rất “mềm”. Chỉ từ khoảng 60K – 300K là bạn đã có ngay một bức tranh ruy băng rồi.
Một lưu ý nhỏ khi bạn sử dụng tranh ruy băng: Khi tẩy rửa hay vệ sinh tranh nên dùng phương pháp giặt khô. Sẽ tạo đồ bền mầu rất tốt cho sản phẩm.

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Bọc quà tặng cây xanh văn phòng với vải bố

Ngày nay, cây xanh văn phòng đang là xu hướng các công ty nhắm đến với mục đích làm không gian công sở thêm xanh, trang trọng, hiện đại. Không còn căng thẳng trong công việc hay phải chịu không khí không tốt cho sức khỏe như ngồi điều hòa quá nhiều, rồi máy móc trong văn phòng như máy vi tính, máy in, máy fax hay máy photo...


Trang trí bàn làm việc không những là một hình thức đánh dấu lãnh địa riêng mà còn là một cách giảm stress phổ biến trong giới làm việc văn phòng hiện nay. Một trong những hình thức giảm stress hiệu quả nhất là cây xanh văn phòng.


Những chậu hoa, bạn muốn làm quà tặng cho công ty đối tác, khách hàng hay bạn bè của bạn. Quà tặng cần trang trọng, đẹp đẽ được trang trí cẩn thận. Gói những chậu hoa có vẻ như bất hợp lý?
Vải bố - một loại vải mộc mạc, thân thiện với môi trường. Chất liệu vải bố tạo cho người dùng một phong cách hiện đại, lại thoải mái, sang trọng. Sẽ thêm ý nghĩa và sang trọng hơn với những chậu hoa được chuyển tới khách hàng.

Cùng gói chúng nhé:


Trải tấm vải bố bên dưới rồi đặt chiếc giỏ hoa lên trên


Bắt đầu gói, đưa lên ôm sát giỏ, chậu hoa


Thắt lơ và cắt tỉa vải bố cho đẹp nhé !


Mộc mạc, giản dị mà vẫn đẹp, sang trọng

Nếu không thích buộc lơ thì có thể cho vào túi với quai xách dài tiện dụng cho di chuyển ( lưu ý chỉ dùng cho chậu cây nhỏ, thấp thôi nhé)


Hoặc bạn có thể tự làm giỏ hoa treo cho bạn


Dễ thương đó chứ!!! hihi

Những lọ hoa được trang trí đẹp mắt từ vải bố


Rất tuyệt phải không?

 
Bó hoa cầm tay được bọc từ vải bố kết hợp phụ kiện dính đá hoặc vải ren. Thật lãng mạn, trẻ trung.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Bộ sách "Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam"

 
Bộ sách là món quà rất ý nghĩa cho các bạn trẻ, giúp tìm hiểu và thêm yêu các làng nghề cổ truyền Việt Nam. Cũng thêm tự hào với "bản sắc văn hóa dân tộc".
Bộ sách Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam sẽ đem đến cho bạn khái quát về quá trình hình thành, phát triển cũng như những thăng trầm trong 7 ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

“Đất trăm nghề của trăm vùng. Khách phương xa đến lạ lùng tìm xem”. Không phải ngẫu nhiên lời thơ Nguyễn Đình Thi ca ngợi nét đẹp của các nghề cổ truyền Việt Nam. Làng nghề, phố nghề, hay những sản phẩm được hun đúc từ chính niềm tự hào, say mê sáng tạo của người nghệ nhân đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt.
"Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam"
Bộ sách Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam sẽ đem đến cho bạn khái quát về quá trình hình thành, phát triển cũng như những thăng trầm trong 7 ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam.
“Tay người như có phép tiên,
             Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.”        
Đi suốt dọc chiều dài đất nước, bất cứ nơi đâu cũng có những làng nghề truyền thống. Trải qua bao thay đổi của lịch sử, những làng nghề, phố nghề vẫn tồn tại minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mạch nguồn văn hoá kết tinh qua mấy nghìn năm. Bằng trí tuệ và đôi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân người Việt đã bền bỉ gìn giữ và phát triển những làng nghề truyền thống, di sản văn hoá Việt Nam.
Bộ sách là công trình nghiên cứu tâm huyết của thạc sỹ Bùi Văn Vượng. 7 cuốn sách không chỉ thu hút bởi lối trình bày logic về những sưu tầm có giá trị của tác giả, mà còn để lại ấn tượng về cái hồn của đất nước quê hương. Bạn sẽ nhận thấy những thú vị của công nghệ cổ truyền làm giấy dó hay hình ảnh cuộc sống xã hội, quan niệm thẩm mỹ được thổi hồn qua các dòng tranh dân gian truyền từ đời này sang đời khác. Và giờ ngay khi cuộc sống xã hội đã có nhiều đổi thay, nhưng ánh lửa những lò đúc đồng cổ truyền dường như chưa bao giờ tắt. Bề dày lịch sử của đồ đồng cũng được đề cập trong bộ sách với nhiều nét đặc sắc qua từng giai thoại. Từng sản phẩm đều chứa đựng nghệ thuật, mỗi bàn tay nghệ nhân đều có vô vàn bí quyết tinh xảo. Có nhiều điều thú vị khác mà bạn sẽ khám phá được qua những kỹ thuật của nghề sơn mài, sơn dầu hay sơn thếp.
Từ xưa đến nay, mỗi làng nghề thường được gắn với từng địa danh cụ thể. Đó là lý do tại sao khi nhắc đến nghề dệt, mỗi chúng ta lại nhớ đến mảnh đất dâu tằm ven bờ sông Lam hay lụa Hà Đông, bông Làng Vạc. Cái “nghề” không chỉ gắn bó cái “nghiệp” mà còn khiến con người gắn chặt với quê hương bởi niềm tự hào là người con của nơi đó.
Hãy cùng lắng nghe câu chuyện sẻ chia từ chính người nghệ nhân thêu thủ công, về khát khao vươn tới cái đẹp không ngại thất bại và cay đắng; những hậu bối của nghề kim hoàn và chạm bạc nói về đủ các thủ pháp tinh xảo đa dạng, thậm chí cả những ảnh hưởng của nghề tác động đến phong cách sống của họ như thế nào. Mỗi câu chuyện là nét phản ảnh chân thực nhất về tính cần cù nhẫn nại truyền thống của con người Việt Nam.
Tài nguyên thiên nhiên, tạo hoá luôn ưu đãi cho dân ta nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển nghề. Đá, gỗ để chạm khắc, mây tre để đan lát thủ công, đất sét cho phát triển nghề gốm cổ truyền. Dù sức sáng tạo của con người là vô hạn song tài nguyên thiên nhiên lại hữu hạn. Do vậy, mỗi sản phẩm làm ra đều là tinh tuý của đất trời và cần được coi trọng gìn giữ. Đó là những ý nghĩa hết sức giản đơn và thâm thuý mà khi tìm hiểu xong về bộ sách này, mỗi chúng ta nhất là thế hệ trẻ sẽ có ý thức bảo tồn nét văn hoá tinh hoa của dân tộc.
Trọn bộ “Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam” sẽ là kho thông tin hữu ích cho nhiều đối tượng bạn đọc ham học hỏi, tìm đến những giá trị nghệ thuật cổ truyền trong đời sống hiện đại. Và quan trọng hơn, bộ sách cũng sẽ góp phần vun đắp tình yêu giữa con người với nghề, phát huy thế mạnh của nghề từ thành quả để lại của cha ông đi trước.
Xin được đăng lại các bài viết về các làng nghề của Thạc sỹ Bùi Văn Vượng trong những bài viết sau.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Tranh thêu chữ thập - quà tặng đầy ý nghĩa

Bạn chưa từng thêu? Bạn đã biết sản phẩm mới về tranh thêu chữ thập chưa?
Tranh thêu chữ thập là loại tranh thêu xuất hiện ở các nước phương tây cách đây hàng trăm năm, nhưng lại mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong mấy năm gần đây, là loại tranh thêu mà bất kỳ ai cũng có thể thêu được, chỉ cần tham khảo hoặc được hướng dẫn 5 phút là bạn thêu ngay được bất kỳ bức tranh nào dù khó đến mấy.

Đây chính là món quà đầy ý nghĩa, tự tay bạn dày công thêu lên, dành nhiều tâm huyết cũng như tình cảm vào tranh cũng như món quà bạn muốn gửi tặng tới người thân.

Cũng vẽ nên sắc màu của cuộc sống bằng những mũi kim, nhưng bộ môn nghệ thuật đến từ Châu Âu này lại đơn giản hơn bạn tưởng rất nhiều. Khác với cách thêu truyền thống của Việt Nam rất phức tạp và đòi hỏi một quá trình học lâu dài, với tranh thêu chữ thập, bạn chỉ hướng dẫn chi tiết trong vòng…5 phút và sau đó có thể bắt đầu tự thêu những bức tranh cho riêng mình.

Đơn giản nhưng không có nghĩa là không tinh tế. Thêu chữ thập hội tụ trong mình sự tinh tế, hiện đại và độc đáo. Say mê với sự tinh tế của các mẫu thêu, Thêu chữ thập đã chắp cánh cho nhiều tác phẩm nghệ thuật làm đẹp cho những ngôi nhà Việt và trở thành những món quà đầy ý nghĩa “thay lời muốn nói” của nhiều bạn trẻ Việt Nam.

Thêu chữ thập là bộ môn nghệ thuật của cuộc sống, bởi sự gần gũi, đơn giản và tinh tế mà những mẫu thêu đem đến cho người trải nghiệm.

Một bộ mẫu thêu đầy đủ (hay còn gọi là “kit”) bao gồm vải, kim chỉ, bút, mẫu thêu (chart thêu). Hiện nay trên thị trường, các mẫu kit cũng rất đa dạng. Nhiều nhất là các mẫu tranh nghệ thuật chủ đề về thiên nhiên, thú vật, con người…rồi các mẫu đồng hồ, ví, gối, túi trang điểm.


Đã có rất nhiều chị em cảm thấy vui và thú vị khi tìm lại được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong việc thêu thùa. Họ có thể thêu ở mọi nơi, mọi chỗ khi có thời gian rảnh. Thêu thùa giúp chị em cảm thấy giảm stress hơn trong cuộc sống, cảm thấy mình nữ tính hơn trong mắt đấng mày râu. Đặc biệt họ cảm thấy hạnh phúc mỗi khi hoàn thành xong một tác phẩm, nhìn ngắm lại tác phẩm tự tay mình làm ra. Ngoài việc sử dụng làm đồ tranh trí cá nhân và trong gia đình, tranh thêu chữ thập còn là những món quà đầy ý nghĩa dành tặng cho người thân và những người đặc biệt. Một cái gối nho nhỏ, xinh xinh dành cho bé con sắp ra đời, một bức tranh thêu hình trái tim tặng người bạn đời, hay một bức thêu nghệ thuật dành tặng sếp…


Hãy cùng ngắm nhìn một số tác phẩm đặc sắc để thấy được nét duyên thầm và giá trị nghệ thuật ẩn sau tài hoa của đôi bàn tay phụ nữ….


 

 

 
 

 

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Quà tặng Ngày của cha ( CN thứ 3 của tháng 6)

Là một nét đẹp của văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam, Ngày của Cha đã trở thành một trong những dịp lễ đặc biệt quan trọng, là cơ hội để những người con thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn với đấng sinh thành.
Tặng gì cho cha trong ngày của cha nhỉ? Gợi ý dưới đây hy vọng làm các bạn thêm ý tưởng.

Hiện nay, hầu như các gia đình có điều kiện đều muốn sở hữu một khoảng vườn riêng, nhằm đem hơi thở thiên nhiên vào cuộc sống. Chính vì vậy mà trên thị trường đã cho ra đời rất nhiều những dụng cụ làm vườn nhằm hỗ trợ tối đa cho ai đam mê và muốn giải tỏa căng thẳng bằng công việc chăm sóc cây cảnh.

10 ý tưởng trang trí tiệc cưới từ vải bố

           
Sự mộc mạc thô ráp của vải bố vẫn có thể tạo nên sức ảnh hưởng lớn nếu được sử dụng sáng tạo và tinh tế. Đây được coi là một xu hướng đầy mới mẻ trong trong trang trí tiệc.

Hãy cùng chiêm ngưỡng 10 ý tưởng trang trí tiệc cưới cực kỳ ấn tượng từ vải bố dưới đây để có thêm những sáng tạo cho đám cưới của mình nhé!
  • 1
    Gối nhẫn

    Một chiếc gối nhẫn độc đáo từ vải bố đặt ở vị trí trung tâm hẳn sẽ thu hút sự chú ý của nhiều người. Ý tưởng trang trí này rất thích hợp cho phong cách tiệc cưới ngoài trời.
  • trang tri tiec cuoi
  • 2
    Thiệp cưới
     
    Một cách sử dụng vải bố thật hoàn hảo, chiếc thiệp mộc mạc mà vẫn rất sang trọng và cá tính.
     
    trang tri tiec cuoi
  • 3
    Bọc lọ hoa 
    Vải bố cũng có thể được dùng để phá cách cho những lọ hoa trang trí trên bàn tiệc
    trang tri tiec cuoi
  • 4
    Trang trí nến
    trang tri tiec cuoi
  • 5
    Gói hoa cầm tay cho cô dâu

    Vải bố kết hợp với một số phụ kiện đính đá hay một chút vải ren sẽ tạo nên một bó hoa cầm tay thật lãng mạn, trẻ trung.
    trang tri tiec cuoi
  • 6
    Túi đựng quà kỉ niệm cho khách bằng vải bố là sự bổ sung tuyệt vời cho trang trí bàn tiệc
    trang tri tiec cuoi
  • 7
    Khay đựng đồ ăn

    Bọc vải bố cho khay đựng những món bánh trong tiệc buffet ngoài trời cũng là một ý tưởng thật thú vị.
    trang tri tiec cuoi
  • 8
    Kết hợp với khăn trải bàn màu tối hoặc màu trắng

    Trải vải bố trên nền khăn trải bàn bằng vải mềm gam màu tối hoặc màu trắng là sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ giản dị mộc mạc và sự sang trọng.
    trang tri tiec cuoi
  • 9
    Nơ ghế

    Mộc mạc và thanh lịch khi kết hợp bàn ghế màu trắng, pha lê trong suốt với những chiếc nơ ghế bằng vải bố.
     
    trang tri tiec cuoi
  • 10
    Ví cầm tay
    Một chiếc ví màu trắng điểm xuyết 1 bông hoa bằng vải bố không chỉ mang đến sự thanh lịch cho cô dâu mà còn rất hài hòa với trang phục cưới
    màu trắng.
    trang tri tiec cuoi

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

"Style" thời trang cafe cho công nghệ được may từ vải bố

Style" thời trang mới cho các sản phẩm công nghệ. Những chiếc túi đựng máy tính bảng ipad, samsung gallaxy tab, hay máy đọc sách Kindle fire, Nook... được may từ vải bố của  những bao cà phê mộc thô, với những hình vẽ hoa lá cà phê, chữ, hình ảnh về cà phê.



Kết hợp cùng với những chiếc túi may bằng vải bố của bao cà phê, tạo thành một bộ túi độc đáo, rất phong cách và cũng thân thiện với môi trường.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Nghệ thuật tặng hoa cho đối tác

Giới doanh nhân có nhiều tình huống “nan giải” phải nhờ đến sự giúp sức của những bông hoa. Và trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, việc học cách tặng hoa là rất cần thiết, bởi ở mỗi nước lại có những cấm kỵ riêng về vấn đề Nghệ thuật tặng hoa cho đối tác

Doanh nhân thế giới tặng hoa cho nhau thế nào?
Tặng hoa ở Nhật Bản

Việc thưởng thức và sắp xếp hoa là một nghệ thuật phức tạp ở Nhật. Mỗi bông hoa đều có một truyền thuyết riêng. Ví dụ như hoa trà được coi là loài hoa không may mắn.
 
Người Nhật chỉ tặng hoa cho nhau trong ba trường hợp sau: tặng hoa khi đang hẹn hò yêu đương, tặng hoa tại tang lễ và làm quà mừng ai đó mới khỏe lại. Cách cắm hoa dành cho tang lễ thường bao gồm nhiều bó nhỏ hoa cúc trắng hoặc vàng, kết hợp với nhiều tán lá trang trí cho hoa. Vì vậy, tất nhiên đừng tặng hoa cúc cho đối tác kinh doanh của bạn. Tránh tặng 4 hoặc 9 bông hoa vì đây là hai con số không may mắn.

Nếu đối tác người Nhật của bạn vừa qua khỏi trận ốm, nhớ chỉ tặng hoa cho họ hoa đã cắt cành.
Tặng hoa ở Hoa Kỳ
Hoa lay ơn và hoa loa kèn thường dành cho tang lễ, mặc dù hoa loa kèn cũng được sử dụng trong ngày lễ Phục sinh. Hoa hồng đỏ thường mang hàm ý lãng mạn. Ngoài ra, đối với hầu hết người dân Mỹ, không có điều cấm kỵ về các loại hoa được tặng.

Tặng hoa ở Thụy Sỹ
Sẽ là một vinh dự lớn lao và hiếm hoi khi được mời đến chơi nhà một người Thụy Sỹ. Vì thế, khách mời nên mang theo một món quà để thể hiện sự trân trọng đối với đặc quyền này. Hoa chỉ là một trong vô vàn lựa chọn. Hãy lưu ý không tặng hoa cẩm chướng trắng và hoa hồng đỏ.
Tặng hoa ở Pháp

Một bó hoa nên có số lẻ các bông hoa, ngoại trừ 7 hoặc 13. Vào ngày Quốc tế lao động 1/5, người Pháp tặng nhau hoa lan chuông. Hoa hồng đỏ không dành riêng cho các đôi tình nhân, nhưng có ý ám chỉ một sự thân mật suồng sã không thể có được giữa những người kinh doanh. Hoa cẩm chướng gắn liền với sự thiếu may mắn. Hoa cúc được dành cho tang lễ, và được đặt trên mộ vào ngày lễ thánh 1/11.
 

Nếu bạn được mời tới ăn tối, nhớ mang theo hoa. Nói chung, bữa tối diễn ra càng muộn thì tính chất trang trọng của nó càng lớn.
 

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Quà tặng cho bé yêu nhân ngày Quốc tế Thiếu Nhi 1- 6

Hằng năm, cứ đến ngày 1-6 là ngày kỷ niệm Quốc Tế Thiếu Nhi, các ông bố bà mẹ trên toàn thế giới đều cố gắng làm thật nhiều điều thú vị để mong được nhìn thấy nụ cười tươi tắn hớn hở trên gương mặt xinh xắn đáng yêu của đứa con nhỏ bé của mình.
Bút chấm đọc Touch Talk, bút hoạt hình, bút học giỏi của VTC là những món quà đâỳ ý nghĩa dành cho bé. Giúp bé học mà chơi - chơi mà học.
 
 
Bút chấm đọc Touch talk VTC
Phù hợp nhất cho bé từ 2 đến 12 tuổi (bé dưới 3 tuổi cần có phụ huynh bên cạnh khi dùng).
Sản phẩm giúp bé chơi, khám phá thế giới xung quanh phát triển tư duy sáng tạo và nhận biết thế giới quan.

- Bút giúp bé trong việc học tiếng Anh -  giáo trình giọng đọc chuẩn.
- Kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích lý thú  -  từ nay ba má không phải kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ nữa nhé
- Bé nghe nhạc số - những bài nhạc thiếu nhi nổi tiếng
- Bé làm quen với các phím đàn óc gan.
- Bé học số, bản cửu chương.
- Chơi các trò chơi phát triển IQ - giúp bé thông minh nhanh nhạy với thế giới quan xung quanh 
- Từ nay bé sẽ không chơi game, chơi các trò chơi vô bổ nữa,
-  . . . .
- Bé chơi các trò chơi nhận biết, khám phá thế giới muôn loài, nhận dạng đặc điểm của thế giới động vật, thế giới vật chất xung quanh. Sản phẩm thiết thực giành cho bé trong độ tuổi nhận biết khám phá.
 
 
Bút hoạt hình VTC tương tác có hình:
- Bút giúp bé trong việc học tiếng Anh -  giáo trình giọng đọc chuẩn.
- Kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích lý thú  -  từ nay ba má không phải kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ nữa nhé
- Bé nghe nhạc số - những bài nhạc thiếu nhi nổi tiếng
- Bé xem phim hoạt hình, bé lưu ảnh lưu niệm, video gia đình.
- Bé học số, làm quen các con vật bằng hình ảnh.
- Bé cùng làm họa sĩ tý hon, thi tài khóe tay cùng bút.
- Từ nay bé sẽ không chơi game, chơi các trò chơi vô bổ nữa.
- Bé còn học toán nữa nhé.
-  . . . .
 
 
Bút học giỏi VTC với các chức năng trên, bé còn học theo chương trình sách Giáo Khoa của Bộ GD&ĐT 
Còn gì vui hơn khi thấy bé ham học, yêu thích học và khám phá thế giới xung quanh. Sản phẩm Bút chấm đọc - món quà độc đáo cho bé từ 2 - 12 tuổi nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Ý tưởng quà tặng tuyệt vời cho Ngày của Mẹ

Với vài ý tưởng dưới đây, bạn có thể biến Ngày của Mẹ năm nay trở thành ngày vô cùng đặc biệt trong cuộc sống của mẹ bạn.

Nếu bạn cảm thấy việc bạn thể hiện tình yêu đối với người mẹ của mình bằng lời nói là chưa đủ thì bây giờ, bạn hãy khiến mẹ của mình cảm nhận được tất cả tình yêu của bạn bằng những món quà vô cùng độc đáo. Hãy dành một vài giờ của ngày cuối tuần này để tạo ra một số trong những món quà tuyệt vời cho mẹ của bạn. Với vài ý tưởng dưới đây, bạn có thể biến Ngày của Mẹ năm nay trở thành ngày vô cùng đặc biệt trong cuộc sống của mẹ bạn.

Một chiếc khăn tay: Bạn đã từng có một thời gian được học cách thêu thùa từ hồi học trung học, bạn hãy sử dụng kỹ năng đó của mình để tự làm một món quà là một chiếc khăn được thêu những họa tiết sinh động dành tặng cho mẹ bạn! Hoặc nếu không, bạn có thể chọn các họa tiết, sau đó mang đến cửa hàng thêu và nhờ họ giúp bạn hoàn thành ý tưởng cho món quà tặng của mình. Một chiếc khăn tay đẹp và được thuê thùa tinh tế chắc chắn sẽ là món quà ý nghĩa đối với mẹ của bạn.

Một chiếc túi xách bằng vải: Bất kể người phụ nữ nào cũng thích có những chiếc túi xách vì vậy tại sao bạn không dành tặng cho người mẹ thân yêu của mình một chiếc túi xách bằng vải mà mẹ của bạn đã và đang tìm kiếm! Nếu bạn có một chút năng khiếu may vá, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là chọn lựa nguyên liệu: vải, những hạt cườm lấp lánh, dây ruy băng cũng với sự sáng tạo của mình bạn sẽ có được món quà tặng handmade thật tuyệt vời dành để tặng mẹ.

Khung ảnh bài thơ: Không cần bạn phải là một nhà thơ mới thực hiện được ý tưởng này, tất cả những gì bạn cần làm là cầm chiếc bút lên và có một vài dòng về người mẹ thân yêu của mình. Sau đó bạn chép lại vào một tờ giấy có hoa văn, họa tiết sinh động, bạn mua một khung ảnh và lồng bài thơ của mình vào. Tiếp theo, bạn hãy tìm một bức ảnh hai mẹ con bạn và đặt ở góc bên cạnh bài thơ. Đây sẽ là một món quà độc đáo nhất mà mẹ của bạn từng nhận được.

Một chậu hoa đẹp: Một chậu hoa đẹp bên cửa sổ có thể mang lại một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của mẹ bạn sau khi mẹ của bạn trở về nhà vào lúc cuối ngày! Hãy làm tăng mức độ ngạc nhiên – bất ngờ cho mẹ của bạn với việc trang trí cho chiếc chậu đựng hoa này thật bắt mắt, ý nghĩa vào ngày của Mẹ! Để làm được điều này, bạn chỉ cần ghé vào một cửa hàng hoa và chọn lựa để mang về nhà bất kỳ loại hoa nào mà mẹ bạn thích, sau đó bằng tài họa sỹ của mình, bạn dùng sơn và một cây cọ vẽ, vẽ lên chiếc chậu hoa đó những hình ảnh đầy màu sắc phản ánh sinh động cuộc sống quanh bạn. Bạn có thể cột một dải ruy băng màu đỏ xung quanh chậu hoa khi tặng cho mẹ của mình!

Hộp sô cô la: Bạn hãy đội chiếc mũ đầu bếp lên đầu và tự tay mình làm ra những thỏi sô cô la từ các công thức nấu ăn mà bạn đã sưu tầm được ở trên mạng hoặc để cho món quà của mình trở nên đặc biệt hơn, bạn có thể sử dụng công thức từ cuốn sách quý giá ghi chép các công thức nấu ăn và nấu sô cô la của mẹ bạn. Sau khi đã ra được thành phẩm, bạn hãy mua giấy gói đầy màu sắc, một chiếc hộp hình trái tim và tùy theo khả năng sáng tạo của bạn mà bạn có thể tạo thêm các yếu tố thú vị khác để biến một hộp thông thường thành một niềm vui tột đỉnh cho mẹ của bạn! Với nỗ lực của bạn, chắc chắn mẹ bạn sẽ thực sự rất bất ngờ!

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Quạt Kẻ Vác - đậm đà bản sắc Việt Nam

Phơi quạt.
        
Hỡi cô thắt giải bao xanh,

Có về Canh Hoạch với anh thì về,

Canh Hoạch ít ruộng nhiều nghề,

Yêu nghề quạt giấy hay nghề đan khuya?

 
Ca dao xưa đã ca ngợi một nghề truyền thống trên đất trăm nghề, đó là nghề làm quạt ở Canh Hoạch (tên chữ của làng Vác hay còn gọi là Kẻ Vác). Nay thuộc xã Dân Hoà, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Lịch sử một làng nghề

Không biết chiếc quạt giấy có từ thuở nào, chỉ biết rằng, nó được sử dụng từ rất lâu, là vật dụng quen thuộc trong cuộc sống đời thường của người dân.

Chỉ đơn thuần là một chiếc quạt giấy, nhưng nó lại chứa đựng trong đó nét đẹp văn hóa truyền thống, đậm bản sắc Việt Nam cũng như mang ý nghĩa giá trị tinh thần sâu sắc của người dân làng Vác.

Làng Vác, kẻ Vác hay Canh Hoạch xã Dân Hoà, Thanh Oai, là một làng quê có nhiều nghề thủ công truyền thống trong đó nổi tiếng nhất là nghề làm quạt giấy.

Quạt Vác bắt đầu xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ 19, cách đây khoảng 140-150 năm, do Mai Đức Siêu- người được coi là ông Tổ của làng khởi nghiệp. Dần dần nhiều gia đình theo nghề và chẳng bao lâu cả làng Canh Hoạch đều làm quạt.

Trước kia thợ Vác từ chỗ chỉ sản xuất quạt bán quanh vùng quê mình, đã tiến lên làm các loại quạt kỹ, quạt quý xuất khẩu và tham dự các cuộc đấu xảo, hội chợ ở Hà Nội và ở Paris.

Những người thợ quạt làng Canh Hoạch mỗi khi ôn lại truyền thống nghề nghiệp của mình, bao giờ cũng nhắc đến sự kiện đáng nhớ: Vào năm 1946, dân làng Canh Hoạch cùng nhau làm một chiếc quạt biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm ngày sinh của Người.

Đó là chiếc quạt thước - một loại quạt giấy dài một thước ta trên mặt quạt có châm kim hoa văn rất đẹp và hai bài thơ, trong đó có bài:

“Gió xuân hây hẩy Ba kỳ mát/ Muỗi cỏ vo ve một phảy tan/ Gia Cát quạt lông, Hồ quạt giấy/ Trước sau quét sạch lũ tham tàn.”

Tự hào hai tiếng quạt Vác

Quạt Vác vốn bền đẹp, khi quạt có nhiều gió. Nan cứng không mọt, được phất bằng nước cậy tốt, dính, nhẹ, lại được phất bằng giấy dó thủ công rất mịn và dai nên xưa nay được dãn gian ưa thích. Người làng Vác không chỉ duy trì từ nghề mà còn đưa quạt giấy lên tới đỉnh cao bậc nhất ở Việt Nam.

Trước kia, muốn làm quạt phải có một cái nan mẫu làm khuôn, ở đầu khuôn phải đóng sẵn một cái đinh con. Rồi khi làm theo, tất cả các nan đều phải đặt lên khuôn và làm đúng như vậy.

Việc khoan lỗ cũng phải khoan riêng, mà lại xiên lỗ hai, ba nan một, sau mới chắp vào thành một cái quạt Cách này rất đơn giàn nhưng năng suất lại thấp. Về sau kỹ thuật làm quạt Vác nhiều lần cải tiến, nâng cao, dần dần trở nên tinh xảo và năng suất cao hơn nhiều.

Tiêu chuẩn để có một chiếc quạt đẹp, bền, có hồn, đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố đầu tiên chính là nguyên liệu đặc trưng cần và đủ cho một chiếc quạt như: Tre tạo dáng cho chiếc quạt được chọn lựa rất kỹ lưỡng; tre được lấy ở nhiều nơi, nhưng tốt nhất vẫn là tre được trồng ở Lương Sơn và ít bị mối mọt; giấy dó phải là giấy dó Bắc Ninh vì nó có độ bền cao và dai, tạo cảm hứng cho các nghệ nhân khi sáng tác các tác phẩm mang đậm "màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp'!.. Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, người thợ bắt đầu các công đoạn hoàn chỉnh chiếc quạt.

Do quạt được làm thủ công nên có rất nhiều công đoạn nhỏ đến từng chi tiết. Khi chọn được tre đạt yêu cầu, việc đầu tiên là chẻ tre và ngâm tẩm tre cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh bị mốc, mối mọt.

Tiếp đến là đem ghép các nan tre đã chẻ lại với nhau rồi đóng nhài, dùng dao chuyên dụng gọt nan ghép cho thật đều. Định hình khung quạt xong, người thợ bắt đầu dán giấy lên các nan sao cho bề mặt quạt phẳng, không bị nhăn giấy.

Tiếp theo, người thợ với bàn tay tài hoa, khéo léo sẽ tạo hình trên mặt giấy nhiều chi tiết hoa văn, hình vẽ sống động... Khi tạo hình xong sẽ đến gập, quấn và xén những phần giấy thừa. Đây là công đoạn cuối cùng để làm nên chiếc quạt.

Ngày xưa, các cụ quy định một chiếc quạt gồm 17 hoặc 18 chiếc nan, nhưng bây giờ hầu hết đều làm theo yêu cầu của khách, họ đặt bao nhiều nan thì làm bấy nhiêu.

Sau khi hoàn chỉnh, nghệ nhân trang trí lên quạt nhiều hoa văn và hình vẽ truyền thống như hoa sen, hoa cúc, hay lưỡng long chầu nguyệt, tứ linh... bằng những nốt châm kim đều tăm tắp.

Chuẩn mực của một chiếc quạt đẹp là nan phải nhẵn bóng, giấy nhuộm đều với nốt châm kim tinh xảo. Đặc biệt, quạt làm bằng giấy dó có thể che lúc trời nắng, trời mưa mà vẫn giữ được độ bền, đẹp lâu năm.

Kỹ thuật châm kim trên quạt do thợ làm quạt ở làng Canh Hoạch sáng tạo ra từ những chiếc kim khâu được tết lại với nhau. Đây là một thủ pháp kỹ thuật phức tạp và độc đáo có một không hai, chỉ mới thấy có ở Việt Nam và cũng chỉ có làng Vác sử dụng kỹ thuật châm kim tạo hình và hoa văn trên quạt giấy một cách khéo léo mà thôi.

Đề tài châm kim khá phong phú, đa dạng. Điều đặc biệt là người thợ không cần vẽ sẵn mẫu lên quạt, mà hình ảnh được hiện ra từ óc sáng tạo, tưởng tượng theo bàn tay cầm kim rê đi thoăn thoắt trên nền tím thẫm của quạt rất tinh vi.

Khi cầm quạt soi lên trời, ta sẽ nhìn thấy những hình vẽ hiện lên như một bức họa sống động như mây, rồng, phượng, tùng, trúc, cúc, mai... mà đường nét là những lỗ châm kim liền nhau, với kỹ thuật đạt tới độ chuẩn xác cao.

Cuộc sống ngày một khá hơn, con người dần tiếp cận và thích nghi vời các đồ điện hiện đại như quạt điện, điều hòa nhiệt độ những tường nghề làm quạt sẽ mai một nhưng ngược lại nghề làm quạt khá ổn định chứ không bị rơi vào tình trạng mai một hay lúc thăng khi trầm như nhiều làng nghề truyền thống khác.

Nghề làm quạt vẫn ngày một phát triển và người dân làng Vác vẫn dư việc làm. Trung bình thu nhập từ nghề khoảng 500.000-700.000 đồng một gia đình mỗi tháng. Vài năm trở lại đây, từ một vật dụng thông thường, quạt làng Vác đã trở thành món quà lưu niệm mang bản sắc Việt Nam.

Mỗi một chiếc quạt được làm ra đều ẩn chứa trong đó niềm vui, nỗi buồn, cũng như cuộc sống của người dân gắn bó cùng với sự hình thành và phát triển nghề làm quạt tử những ngày đầu tiên.

Chiếc quạt Vác được ví như "linh hồn" của làng, không chỉ để làm mát, nó còn là nhân chứng chứng kiến sự thăng trầm của lịch sử, của thời gian.

Và để hàng năm, cứ vào tháng Ba âm lịch, những người con làng Vác tổ chức lễ hội làng với nghi lễ rước quạt để tỏ lòng thành kính với người đã đưa nghề quạt giấy trở thành nghề truyền thống của làng./.