Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Văn hóa tặng quà của giới doanh nhân

Đối với các doanh nhân, tặng quà không phải là vấn đề quá lớn, vì thế cách tặng càng đáng được quan tâm.
Ngày Tết thường gắn với “phong trào” tặng quà. Với giới doanh nhân, tục lệ này càng phổ biến. Gần Tết, nhiều doanh nhân băn khoăn, tặng quà cho sếp, cho đồng nghiệp, người thân như thế nào để tỏ ra là người không chỉ “có tiền mà còn có văn hóa”.
Văn hóa tặng quà có thể là một đề tài khá phù phiếm ở một đất nước vừa đạt được mức thu nhập trung bình như Việt Nam. Tuy nhiên, đất nước có mức thu nhập trung bình thì không có nghĩa là ai ai cũng chỉ có mức thu nhập trung bình. Giới doanh nhân càng không phải là những người như vậy. Ngược lại nhiều doanh nhân đang giàu có lên rất nhanh chóng. Vì vậy, chuyện tặng quà như thế nào cho hay, cho đẹp chắc không hẳn là chuyện phù phiếm đối với họ vì “Phú quý sinh lễ nghĩa”.
Thiết nghĩ, “cái tặng không quan trọng bằng cách tặng”, tặng châu báu ngọc ngà mà không lịch sự thì tặng cũng bằng không, thậm chí còn “tiền mất, tật mang”, chỉ là chuyện bỏ chi phí để mua phản cảm. Ngược lại, có thể một món quà không lớn nhưng được trao tặng một cách tinh tế vẫn khơi dậy những tình cảm ấm áp và những ấn tượng tốt đẹp.
Trong cách tặng, vấn đề tặng ai và tặng để làm gì có ảnh hưởng rất lớn. Tặng quà sếp thì phải trang trọng. Từ cách đóng gói quà đến cách đưa gửi món quà đều phải cẩn thận, chu đáo. Người nhận quà cảm thấy mình được kính trọng là yêu cầu cơ bản đối với việc tặng quà cho sếp. Điều tương tự cũng cần phải có khi tặng quà cho ông bà, cha mẹ, các vị cao niên.
Tặng bạn thì trang trọng quá chưa chắc đã ổn. Không khéo sự trang trọng thái quá sẽ thành ra khách khí… và thậm chí còn bị hiểu sai đi. Tặng bạn thì phải tặng sao cho thật chân tình. “Mình thấy cái cà vạt này rất hợp với bộ com lê của cậu nên mua tặng. Cậu thử dùng xem có được không”, cũng có thể là cách chuyển quà cho bạn hợp lý.
Ngoài ra, tặng quà để làm gì cũng là một câu hỏi tế nhị. Mục đích tặng quà không phải bao giờ cũng chỉ là vụ lợi và hối lộ. Người ta có thể tặng quà để bày tỏ sự biết ơn, sự gắn bó hay sự thân thiết, hoặc tặng quà chỉ để mang lại niềm vui. Người được nhận quà cũng có thể mừng vui không chỉ vì món quà mà vì được quan tâm, yêu mến, được ngưỡng mộ… Mỗi mục đích đòi hỏi cách tặng cũng khác nhau. Tặng để bày tỏ sự biết ơn thì phải trân trọng; tặng để bày tỏ sự gắn bó thì phải chân tình…
Tuy nhiên, văn hóa tặng quà bao gồm cả cái tặng và cách tặng. Chúng ta nói “Cái tặng không quan trọng bằng cách tặng”, chứ không nói là cái tặng không quan trọng. Việc lựa chọn cái tặng cho phù hợp có lẽ cũng là một phần của cách tặng. Bởi vì chúng ta không thể tặng nhau bánh chưng trong ngày Valentine.
Văn hóa của việc lựa chọn quà tặng thể hiện trước hết ở việc đoán biết ý thích của người nhận quà. Rõ ràng, không nên tặng người thích mặc màu sáng một chiệc áo màu đen. Không nên tặng người thích nuôi chó một con mèo tam thể.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)

Bút chấm đọc Touch Talk - Quà tặng dành cho Phụ Huynh các bé

Bút chấm đọc Touch talk 4GB:
  1. Cho bé yêu học Tiếng anh;
  2. Nghe kể chuyện;
  3. Nghe hát;
  4. Học đàn;
  5. Học chữ;
  6. Và chơi trò chơi phát triển trí tuệ.

Thời gian bảo hành: 1 năm kể từ ngày mua sản phẩm
Giá bán niêm yết trên toàn quốc: 1.990.000 đ/bộ
Bút chấm đọc Touch Talk phiên bản mới với những điểm vượt trội sau:
- Chức năng tự tạo nội dung âm thanh.
- Thời gian thu âm của bút lên đến hơn 2.000 phút.
- Bộ nhớ với dung lượng lên tới 4GB.
- Tặng kèm một sổ tay âm thanh cho phép người sử dụng tự tạo nội dung.

Bộ sản phẩm Touch Talk gồm các phụ kiện sau
- Bút TOUCH TALK với Bộ nhớ trong 4GB
- 01 Sạc Pin
- 01 Dây cáp USB
- 01 Đế cắm bút
- 01 Thẻ điều chỉnh nhạc
- 01 Sách hướng dẫn sử dụng
- 01 Sổ Tay Giải trí
- 01 Sổ tay âm thanh
- 01 Thẻ kiểm tra chất lượng.
- 01 Phiếu Bảo hành.
- Bộ sách Khám phá thế giới (4 tập)
- Bộ sách anh văn thiếu nhi phương pháp mới (6 tập)
Tính năng vượt trội của bút Touch talk


1. Chấm đọc
Thao tác đơn giản, khi bạn chấm bút vào chữ hoặc hình ảnh trong sách, bút Touch Talk sẽ phát ra âm thanh tương ứng. Bé sẽ học anh văn, đọc sách, nghe kể chuyện, học hát và chơi trò chơi với các nhân vật trong truyện.
2. Học ngoại ngữ:
Thư viện sách học ngoại ngữ Touch Talk được thiết kế khoa học, nội dung phong phú chắc chắn sẽ làm cho bé đam mệ học tập và khám phá.
3. Phiên dịch:
Chấm bút lần thứ nhất phát tiếng Anh, chấm lần thứ hai bút sẽ phát tiếng Việt. Không cần từ điển hay máy tính, thao tác cực nhanh và đơn giản.
4. Thu âm & đối chiếu:
Đây là chức năng ưu việt chỉ có ở bút Touch Talk. Bút sẽ hướng dẫn bé thu âm lại giọng đọc của mình, sau đó phát lại câu mẫu và giọng đọc của bé để so sánh và giúp bé cải thiện cách phát âm của mình.
5. Đọc lặp lại:
chấm bút vào nội dung cần nghe lại, bút sẽ tự động đọc lại phần nội dung được yêu cầu, tiện lợi hơn rất nhiều so với khi sử dụng băng, đĩa hoặc máy vi tính.
6. Chơi trò chơi:
Bé sẽ thích mê khi tham gia các trò chơi trí tuệ với nhiều cấp độ khác nhau, nhằm thúc đẩy sự phát triển cả não trái & não phải. Bé sẽ học được các bài học hay, hiểu biết về thế giới xung quanh, tăng khả năng sang tạo và đam mê khám phá.
7. Nghe MP3:
Bút Touch Talk với bộ nhớ 4G siêu lớn, loa ngoài chất lượng cao, cổng gắn tai nghe tiện lợi, bé sẽ tha hồ nghe các bài hát hay và nghe kể các cậu truyện cổ tích, thần thoại…
Quan sát các cháu học anh văn chúng ta phát hiện ra rằng bọn trẻ thật sự thích thú khi nghe các hình ảnh trong sách phát ra âm thanh. Bé thích nghe chú mèo đáng yêu kêu meo meo và cất tiếng nói “I am a lovely cat” hơn là ngồi lẩm nhẩm “cat” là “con mèo”, "dog" là "con chó",...

Quà tặng dành cho những đối tác, bạn bè, người thân là bậc cha mẹ có con nhỏ, quà là món quà ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho họ và quan trọng hơn là điều họ quan tâm nhất.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Doanh nhân tặng quà như thế nào?

Trong kinh doanh, tặng quà không đơn giản là làm đẹp lòng mà món quà còn hàm chứa nhiều ý nghĩa mà các doanh nhân muốn gửi gắm đến đối tác của mình. Vậy các doanh nhân tặng quà như thế nào?
Câu hỏi này đã được Phong Cách Doanh Nhân chuyển đến ông Nguyễn Hoàng Anh, Cố vấn Truyền thông của Asia Injury kiêm Giám đốc Kinh doanh công ty Mũ bảo hiểm Protect.

Anh thường gặp những tình huống nào khi phải tặng quà cho đối tác?

Công việc của tôi liên quan rất nhiều đến các hoạt động giao tế và tiếp thị, do vậy tặng quà cho đối tác như khách hàng, nhà tài trợ, đồng nghiệp... để cảm ơn hoặc để chúc mừng họ nhân dịp đặc biệt là rất cần thiết. Có rất nhiều dịp để chúng ta bày tỏ sự quan tâm của mình như vào các ngày lễ, Tết, các buổi thăm viếng, hội họp hoặc quà tặng mang tính chất xúc tiến kinh doanh như khuyến mại cho khách hàng tin dùng sản phẩm của công ty. Đặc biệt, đối với những quà tặng cảm ơn hay chúc mừng mang tính chất cá nhân tới một đối tác cụ thể thì cần phải đầu tư.

Đầu tư ở đây có nghĩa là càng đắt tiền càng giá trị?

Ồ không... (cười) . Đầu tư ở đây là có nghĩa là phải nghiên cứu, suy nghĩ xem người nhận quà có tính cách, thói quen và sở thích như thế nào để từ đó quyết dinh lựa chọn món quà, thời điềm và cách tặng sao cho hiệu quả nhất. Nếu bạn suy nghĩ rằng món quà càng đắt tiền, càng giá trị thì có lẽ bạn là người không kinh tế và không tinh tế, vì có thể bạn phải trả một số tiền lớn để mua một món quà đắt giá nhưng rồi người nhận chẳng biết nó có ý nghĩa gì và không sử dụng được, như vậy việc tặng quà của bạn không thành công.
Tuy nhiên, cũng không nên quá căn cơ khi lựa chọn một món quà khi chúng ta thấy nó phù hợp với mục đích của mình và thể hiện được tình cảm của mình dành cho người nhận.

Vậy phải làm sao để vừa là người tinh tế mà vẫn kinh tế?

Đối với tôi, tặng quà cũng là một văn hóa ứng xứ trong kinh doanh, nó thể hiện sự hiểu biết của người tặng quà và nghệ thuật trong giao tế. Nếu bạn không thận trọng, người nhận có thể hiểu sai mục đích hoặc thông điệp của bạn. Thậm chí, điều tồi tệ có thể xảy ra là món quà của bạn bị từ chối hoặc trả lại khi bị coi là của đút lót hoặc hối lộ. Do vậy, bạn cần phải tìm hiểu về văn hóa, tập quán của người được nhận quà chi tiết hơn nữa là tính cách, sở thích của họ để lựa chọn món quà phù hợp, sau đó là đến thời điểm cũng như cách thức tặng quà.
Tôi có một ví dụ là gần đây có một vị khách nước ngoài đến thăm tổ chức của chúng tôi, ông ta là người Mỹ lần đầu tiên đến Việt Nam để dự hội thảo vế an toàn giao thông. Sau chuyến viếng thăm, chúng tôi đã tặng ông một bức tranh chụp hình ảnh giao thông ở một ngã bảy của Sài gòn với rất nhiều loại phương tiện giao thông đông đúc, người dân đi xe đều đội mũ bảo hiểm. Khi ông nhận được bức tranh này, ông rất vui vì nó thực sự có ý nghĩa đối với chuyến công tác của ông, giúp ông có thể chia sẻ với bạn bè ở Mỹ những điều ông chứng kiến được tại Việt Nam . Tất nhiên, bạn biết rằng một bức tranh như vậy thì không quá đắt tiền nhưng đã tạo được ấn tượng tốt đối với người nhận.

Tức là "của cho không bằng cách cho"?

Vâng, đúng vậy! Vì đã gọi là quà thì không nên đặt quá nặng về giá trị vật chất, nó mang giá trị tinh thần nhiều hơn. Không phải vì người ta thiếu mà chính là vì tấm lòng của mình gửi đến người nhận quà.

Anh vừa đề cập đến chuyện quà tặng có thể bị coi là hối lộ, cụ thể ra sao?

Như bạn biết, hiện nay tôi đang làm cho một tổ chức của Mỹ. Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài đều rất khắt khe đối với việc nhận quà từ đối tác, một số còn có những quy định rất rõ ràng gửi cho đối tác trước những ngày lễ, Tết, yêu cầu không tặng quà cho nhân viên hoặc công ty của họ, hoặc quy định về việc cấm nhận hoa hồng, quà biếu khi ký hợp đồng mua bán. Nếu nhân viên nào bị phát hiện nhận quà tặng của đối tác bất hợp pháp, công ty lập tức sẽ sa thải và công ty đối tác của họ biết quy định của họ rồi mà vẫn tặng quà thì công ty đó rất có thể bị loại khỏi danh sách cung cấp hàng hóa cho họ sau này.
Nhưng đối với một số doanh nghiệp châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc hay Việt Nam thì những dịp lễ, Tết, khai trương, họ vẫn tặng quà chúc mừng để thể hiện sự quan tâm. Món quà phố biến nhất được lựa chọn là lẵng hoa. thiệp chúc mừng hoặc những bức tranh kỷ niệm để trang trí tại văn phòng.

Có hàng trăm thứ có thể gọi là quà, chằng lẽ công ty có danh mục quy định cầm từng thứ được sao?

Đã gọi là quà thì không có phân định rạch ròi. Trong văn hóa kinh doanh cũng có cái gọi là quà cảm ơn. Một số công ty họ còn dành một khoản nhất định để cảm ơn khách hàng sau khi kết thúc một công việc tốt đẹp hoặc ký kết xong một hợp đồng. Xét cho cùng thì nó cũng dược tính vào chi phí của kết quả do hợp đồng đó mang lại.

Đó là phần chiết khấu?

Nếu chiết khấu được thế hiện trên hợp đồng ký kết giữa hai bên một cách rõ ràng thì không được coi là "quà". Quà cảm ơn nếu xem xét ở ý nghĩa tích cực thì nó mang mục đích cảm ơn, duy trì và phát triển quan hệ kinh doanh. Nhưng một số người cũng có thể dùng quà đề mua chuộc hoặc hối lộ trong kinh doanh.

Nếu đưa quà trước thì có vẻ là mua chuộc và "vô duyên" đúng không anh?

Vô duyên hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tôi đã chia sẻ ở trên. Nhưng rõ ràng tặng quà cho đối tác nhằm mua chuộc hoặc hối lộ là hành vi phi đạo đức trong kinh doanh. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng và uy tín của công ty.

Tôi thấy các doanh nghiệp thường tặng quà theo quan niệm "cây nhà lá vườn".

Vâng, vì họ cũng tự hào vì sản phẩm mình làm ra mà! Tuy nhiên, cũng nên tế nhị đối với việc này. Nếu như chúng tôi sản xuất mũ bảo hiểm, thì chúng tôi có thể tặng khách hàng mũ bảo hiểm, chu đáo một chút thì chúng tôi sẽ cân nhắc về màu sắc, họa tiết, kích cỡ sao cho phù hợp với người nhận. Nhưng nếu chúng tôi sản xuất son môi hoặc những mặt hàng mang tính đặc thù hơn mà chỉ một phái có thể sử dụng được thì cũng cần phải thận trọng, vì rõ ràng cánh mày râu họ không dùng son môi, bạn gái hoặc vợ cũng chưa có thì quả thật rất lãng phí... (cười) .

Xin hỏi anh một câu hơi có vẻ "hành trình văn hóa” một chút. Anh có nghiên cứu văn hóa tặng quà của các nước trên thế giới không?

Nếu nói là nghiên cứu một cách bài bản thì không, nhưng trong quá trình làm việc, tôi có may mắn được làm việc và đi nhiều nước khác nhau, từ khả năng quan sát, kinh nghiệm và vốn sống của mình, tôi cũng hiểu được một số "văn hóa" khi tặng quà. Ví dụ như bạn không nên tặng những vật sắc nhọn như dao kéo cho đối tác của mình, vì họ có thể hiểu là bạn muốn cắt đứt mối quan hệ, hoặc dối với người Trung quốc thì họ rất kỵ số 4 vì đồng nghĩa với chữ "tử".

Tặng quà, nghe đơn giản mà khó quá! Vậy anh đã bao giờ phải "đau đầu" vì tặng quà cho một ai đó chưa?

Cũng thường xuyên đó... (cười). Tôi muốn quan tâm đến đối tác vào những dịp lễ, Tết, đến đồng nghiệp vào ngày sinh nhật, ngày cưới của họ, hoặc khó hơn cả là những chương trình khuyên mại tặng quà cho khách hàng của công ty. Mình phải lựa chọn món quà phù hợp với kinh phí đã được duyệt cho marketing, đảm bảo kích cầu khi làm khuyến mại và món quà đó phải hữu ích, phù hợp với sản phẩm của công ty.
Những lần như vậy, tôi rất vui vì lại được tranh luận, chia sẻ với các đồng nghiệp của mình tại công ty. Mỗi người một ý tưởng vì họ nhìn nhận ở nhiều phía khác nhau. Nhưng cuối cùng chúng tôi đều tìm được tiếng nói chung dựa trên sự khảo sát và phân tích thông tin. Một khi bạn tìm được một món quà phù hợp, bạn sẽ cảm thấy rất tự tin và khả năng thành công trong kinh doanh sẽ đến gần hơn đối với bạn. Cảm ơn anh đã dành thời gian cho buổi trò chuyện này!

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Quà tặng - Ngôn ngữ của cuộc sống

Khi yêu người ta thường tặng quà cho nhau, liệu ý niệm này lúc nào cũng đúng ? Nhưng đúng là như vậy.
Tôi có tới thăm nhà một người bạn ở vùng biển Caribe, trước hôm từ giã để tiễn chân, người bạn đó đã tặng tôi một nhánh cây cong queo, nhánh cây lấy từ dưới biển. Bạn tôi nói khúc cây này tặng tôi để làm kỷ niệm và mong rằng mỗi khi nhìn nhánh cây sẽ nhớ về chuyến đi này . Quả đúng như vậy, sau này mỗi khi nhìn nhánh cây tôi lại nhớ về vùng biển Caribe.

Quà tặng trái tim

Quà tặng là một cái gì đó mà chúng ta có thể cầm trong tay, hoặc trong tư duy. Người ấy đang nhớ đến mình. Nên bạn muốn người khác nhớ đến bạn hãy tặng quà cho họ. Đừng quan tâm món quà đắt hay rẻ, mà bạn nên quan tâm đến ý nghĩa của món quà.

Các bà mẹ sẽ rất vui nếu được tặng hoa từ những đứa con thơ. Thật sung sướng với cảm nghĩ họ được con cái âu yếm, yêu thương cho dù đó là những bông hoa dại vớ vẫn. Ngay từ thời còn thơ ấu, các đứa trẻ đều muốn cho cha mẹ mình những thứ ngộ nghĩnh chúng có trong tay.

Mặc dù vậy, món quà quan trọng như thế nào là còn tùy thuộc vào từng người. Có người rất quý trọng món quà, nhưng có người lại rất hời hợt. Đó là quan điểm của từng người. Tuy nhiên chúng ta nên quý trọng những tình cảm mà người tặng đã gói ghém trong đó.

Hãy cố gắng sống đẹp trong mắt nhau, bạn sẽ thấy cuộc đời này thật sự rất đáng quý.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Quà tặng trong kinh doanh

Khi Việt Nam gia nhập WTO hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Sự thành công của các doanh nhân còn được quyết định bởi kiến thức và các tập quán trong kinh doanh.
Nếu bạn không có nhiều hiểu biết về các tập quán kinh doanh trong những thị trường khác nhau có thể gây mất lòng đối tác. Đó là những quy ước, tục lệ tặng quà khác biệt trên thế giới. Những quy ước tục lệ tặng quà thường liên quan đến một số quy ước sau :
- Ai là người nhận quà tặng? Đó là cá nhân, nhóm người hay tổ chức? Địa vị, trạng thái của người nhận quà là gì?
- Loại quà nào có thể chấp nhận, loại quà nào không thể chấp nhận?
- Những nghi thức, quy tắc nào có liên quan tới việc trao quà và nhận quà?
- Có nên đền đáp lại món quà?
Việc tặng quà ở các quốc gia Bắc Mỹ hoặc Anh quốc trong kinh doanh thường rất hiếm vì có thể bị hiểu nhầm là hối lộ. Tuy nhiên tại nhiều quốc gia khác nó giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh doanh.
quatang1
Tục lệ tặng quà tại Trung Quốc

- Đây là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày kỷ niệm, cảm ơn vì đã giúp đỡ hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai.
- Đừng nên tặng quà nếu không có lý do hợp lý hay không có người chứng kiến.
- Khi doanh nhân Trung Quốc muốn tặng quà họ sẽ hỏi trực tiếp người nhận thích gì.
- Nếu ai đó tặng quà cho bạn , bạn phải tặng lại nếu không sẽ bị xem là không fair play.
- Đừng đưa tiền mặt khi tặng quà.
- Người Người Trung Quốc rất coi trọng sự cân bằng và hài hoà, vì vậy hãy tặng một đôi.

Tục lệ tặng quà tại Nhật Bản

- Việc tặng quà rất quan trọng ở Nhật Bản
- Người Nhật Bản coi trọng việc tặng quà hơn giá trị món quà.
- Thời điểm tốt nhất để tặng quà đó là cuối buổi gặp gỡ.
- Nên tặng món quà cho cá nhân nào đó ở một góc riêng tư
- Hãy đón nhận món quà bằng cách cầm 2 tay.
- Trước khi chấp nhận một món quà, bạn nên lịch sự từ chối một hoặc hai lần.

Tục lệ tặng quà tại Ả Rập Xê Út

- Chỉ nên tặng quà cho người thân thiết.
- Món quà nên có chất lượng tốt nhất.
- Không được mua vàng hay lụa cho nam giới.
- Luôn trao hay nhận quà với tay phải.
- Người Ả Rập Xê Út rất thích các loại nước hoa.
- Không nên mở quà khi được nhận.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia nên văn hóa tặng quà cũng rất đa dạng. Hãy tìm hiểu về các nghi thức và văn hóa quà tặng của những nơi bạn đang kinh doanh. Có như vậy bạn sẽ rất dễ thành công trong kinh doanh.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Văn hóa tặng quà trong kinh doanh của các quốc gia

Một món quà tặng được đối tác đón nhận có thể đem về cho bạn nhiều “cái lợi” trong kinh doanh, mà ngay chính bạn nhiều lúc không thể ngờ tới.

Chọn một món quà cho đối tác trong nước đã khó, chọn quà tặng đối tác đến từ nước ngoài còn khó hơn. Nhưng nếu bớt chút thời gian tìm hiểu phong tục, nét văn hóa trong cách thức trao và nhận quà của các quốc gia trên thế giới, bạn sẽ thấy công việc này không như mình vẫn nghĩ.

Châu Á – đa phong cách tặng quà

So với các châu lục khác, văn hóa tặng quà trong kinh doanh của các quốc gia châu Á có khá nhiều quy tắc và quà tặng cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Tại Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia hay Philippines, việc trao đổi quà tặng đã ăn sâu vào truyền thống của các nước này. Văn hoá kinh doanh của những nước này nhấn mạnh hành động tặng quà chứ không phải bản thân món quà. Nếu muốn tặng quà cho đối tác là người Nhật hoặc người Hong Kong, bạn phải dùng cả hai tay và món quà trao phải được trao đúng thời điểm. Thời điểm tốt nhất để tặng quà các đối tác Nhật là cuối buổi gặp gỡ.
Tại Singapore và Nhật, đối tác có thể sẽ lịch sự từ chối món quà của bạn 3 lần trước khi chấp nhận nó, nhưng tại Indonesia, người ta vẫn thường trao nhau những món quà nho nhỏ.
Nhưng tại Arabia Saudi, Pakistan và Malaysia, việc tặng quà chỉ nên thực hiện với những người thân thiết nhất và mang ý nghĩa tình cảm sâu sắc. Và tại Singapore, người ta quy định nhân viên chính phủ không được phép nhận quà.
Tóm lại, các quốc gia châu Á mà bạn có thể tặng quà cho đối tác với mục đích “quà tặng duy trì tình bạn” là: Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

Văn hóa tặng quà ở châu Âu

Doanh nhân châu Âu hầu như ít để ý đến việc tặng quà trong kinh doanh. Chỉ các nước như Cộng hòa Czech, Phần Lan, Liên bang Nga, Ukraina có để ý đến việc chọn quà và tặng quà cho đối tác. Một số quốc gia khác, việc tặng quà không được thực hiện ngay lần đầu gặp gỡ nhưng có thể diễn ra ở những lần sau, đó là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Các nước Anh, Pháp, Canada, Ý và Hungary không có có tục lệ tặng quà trong giao tiếp kinh doanh, đàm phán. Tuy nhiên, một món quà là bữa ăn tối lại có thể được chấp nhận ở Anh và Hy Lạp.
Không giống với Nhật Bản và các quốc gia khác, người châu Âu đa phần không đóng gói quà tặng và các đối tác thường bóc ngay món quà vào lúc được trao.

Tại châu Mỹ La Tinh

Với các đối tác đến từ châu Mỹ La Tinh, đa phần bạn không nên tặng quà trong lần đầu gặp gỡ, nhưng có thể  làm điều đó với họ trong các lần gặp tiếp theo.
Một điều chú ý là khi đối tác đến từ cộng đồng da màu và da đen của châu Mỹ La Tinh, bạn không được tặng quà bằng tay trái mà phải dùng tay phải hoặc cả hai tay. Và cũng giống với châu Âu, người Mỹ La Tinh thường mở quà “ngay tại trận.”
Các quốc gia châu Mỹ La Tinh chấp nhận quà cáp là Bolivia, Columbia, Costa Rica (nhận quà ngay lần đầu tiên nếu được trao tặng) và Brazil, Chile, Guatemala. Nicaragua, Panama (phải đến lần gặp thứ 2 bạn mới có thể tặng quà). Ở Uruguay, rất ít khi người ta tặng hay nhận quà.

Tại Mỹ

Các doanh nhân Mỹ thường trao cho nhau những đồ vật mang tính chất quảng cáo. Những vật này không được gói. Việc tặng quà thật sự chỉ giới hạn trong các dịp lễ tết, kỷ niệm, hội hè. Các vật dụng, đồ dùng là loại quà được chọn nhiều hơn cả. Các món quà thường đi kèm với biểu tượng của công ty. Dĩ nhiên, người Mỹ, với lối sống và cách nghĩ thoải mái, không câu nệ, sẽ chẳng ngại ngần gì mà không bóc ngay gói quà ra xem.
Châu Phi và châu Úc, hầu như không quốc gia nào có thói quen tặng quà trong kinh doanh.
Với đối tác đến từ những quốc gia không có tên trong bài viết này, bạn có thể tặng hoặc không tặng quà đều được.